Trí nhớ của con người là một quá trình phức tạp mà các nhà nghiên cứu vẫn đang cố gắng hiểu rõ hơn. Ký ức của chúng ta tạo nên con người của chúng ta, nhưng quá trình này không hoàn hảo. Mặc dù bộ não của chúng ta có khả năng ghi nhớ một lượng thông tin rất lớn, nhưng chúng ta cũng rất dễ gặp phải những sai sót trong hoạt động của nó. Suy giảm trí nhớ hay còn gọi là mất trí nhớ và chứng hay quên là hiện tượng khá phổ biến trong xã hội ngày nay.
Chứng suy giảm trí nhớ là gì?
Tổng quan về trí nhớ
Theo tâm lý học, khái niệm trí nhớ đề cập đến các quá trình được sử dụng để thu nhận, lưu trữ, và truy xuất thông tin sau này. Trí nhớ là quá trình tâm lý liên quan đến toàn bộ đời sống tâm lý của con người. Nếu không có nó, con người không có khả năng nhận biết về không gian và thời gian đang diễn ra. Họ không biết mình là ai. Có ba quá trình chính liên quan đến bộ nhớ: mã hóa, lưu trữ và truy xuất thông tin. Như vậy, trí nhớ là điều kiện không thể thiếu để con người có được đời sống tâm lí bình thường, ổn định và lành mạnh. Trí nhớ cũng còn là điều kiện để con người phát triển được các chức năng tâm lí cấp cao, tích luỹ kinh nghiệm và sử dụng những kinh nghiệm đó vào đời sống, đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của cuộc sống cá nhân và xã hội.
Nét đặc trưng nhất của trí nhớ là trung thành với tất cả những gì cá nhân đã trải qua. Trí nhớ không làm thay đổi những thông tin mà nó thu được và lưu giữ. Đây cũng chính là sự khác biệt của trí nhớ với nhận thức cũng như với tưởng tượng.
Tuy nhiên, như chúng ta đều biết, đây không phải là một quá trình hoàn hảo. Đôi khi chúng ta quên hoặc ghi nhớ sai hoặc đôi khi mọi thứ không được mã hóa đúng cách trong bộ nhớ ngay từ đầu. Các vấn đề về trí nhớ có thể bao gồm từ những phiền toái nhỏ như quên nơi bạn để chìa khóa đến các bệnh nghiêm trọng, như Alzheimer và các loại sa sút trí tuệ khác, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và khả năng hoạt động của bạn.
Nghiên cứu về trí nhớ của con người đã là một chủ đề khoa học và triết học diễn ra trong hàng nghìn năm, trở thành một trong những chủ đề chính được quan tâm trong lĩnh vực tâm lý học nhận thức.
Trí nhớ được hình thành và hoạt động như thế nào?
Để hình thành ký ức mới, thông tin phải được thay đổi thành dạng có thể sử dụng được, thông qua quá trình được gọi là mã hóa. Khi thông tin đã được mã hóa thành công, nó phải được lưu trữ trong bộ nhớ để sử dụng sau này.
Phần lớn bộ nhớ được lưu trữ này nằm ngoài nhận thức của chúng ta trong hầu hết thời gian, cho đến khi chúng ta cần sử dụng đến nó. Quá trình truy xuất cho phép chúng ta đưa những ký ức được lưu trữ vào nhận thức có ý thức.
> Xem thêm Cách thức hoạt động của bộ nhớ
Suy giảm trí nhớ là gì?
Mất trí nhớ hay còn gọi suy giảm trí nhớ là một triệu chứng phổ biến trong các cơ sở chăm sóc ban đầu. Nó đặc biệt phổ biến trong số những người cao tuổi nhưng cũng có thể gặp ở cả những người ít tuổi hơn. Đôi khi các thành viên trong gia đình chứ không phải bệnh nhân phát hiện chứng mất trí nhớ của họ.
Như chúng ta đã biết về quá trình hoạt động của bộ nhớ gồm 3 bước: mã hóa, lưu giữ và truy xuất; sai sót trong bất kỳ bước nào cũng đều có thể gây ra chứng trí nhớ. Vậy mất trí nhớ là sự suy giảm các chức năng của bộ nhớ, không suy giảm các chức năng khác (ví dụ như chú ý, động lực, lý luận, ngôn ngữ), nhưng có thể gây ra các triệu chứng tương tự.
Chứng mất trí nhớ có thể được phân loại như sau:
- Ngược chiều: Mất trí nhớ đối với các sự kiện trước biến cố gây bệnh xảy ra
- Thuận chiều: Không có khả năng lưu trữ những kí ức mới sau khi sự kiện gây bệnh xảy ra
- Đặc hiệu theo từng giác quan: Sự mất trí nhớ đối với các sự kiện được xử lý bởi một giác quan – ví dụ: mất nhận thức
Tùy theo diễn tiến của bệnh, mất trí nhớ có thể
- Thoáng qua (xảy ra sau chấn thương não)
- Cố định (xảy ra sau một biến cố nghiêm trọng như viêm não, thiếu máu toàn bộ, hoặc ngừng tim)
- Tiến triển (xảy ra với sa sút trí tuệ do bệnh thoái hóa, như bệnh Alzheimer)
Rối loạn trí nhớ thường ảnh hưởng nhiều hơn đến sự kiện (trí nhớ quy nạp) và, ảnh hưởng ít hơn tới các kỹ năng (trí nhớ thường trực)
Nguyên nhân của việc suy giảm trí nhớ
Các nhà y học nhận thấy chứng suy giảm trí nhớ xuất hiện ở rất nhiều bệnh lý khác nhau và có thể xuất hiện cùng hoặc không cùng lúc với các triệu chứng khác của bệnh căn. Việc phát hiện sớm chứng mất hoặc suy giảm trí nhớ ở người có vai trò rất quan trọng để giúp cho các bác sĩ truy tìm ra được bệnh nguyên thực sự đã gây ra triệu chứng này. Bệnh nguyên của mất trí nhớ được chia ra 5 nhóm chính:
- Nhóm nguyên nhân từ cảm xúc như stress (căng thẳng), lo âu, trầm cảm và đau khổ
- Nhóm nguyên nhân từ thuốc, hóa chất và các can thiệp y khoa. Vd: rượu, ma túy, hóa trị liệu, phẫu thuật tim, gây mê …
- Nhóm nguyên nhân từ các vấn đề thể trạng và bệnh lý nền; Vd: mất ngủ, suy nhược cơ thể, thiếu vitamin B12, bệnh về tuyến giáp, bệnh gan thận, u não …
- Nhóm nguyên nhân từ các vấn đề liên quan đến nhận thức, Vd: mất khả năng tập trung, suy giảm nhận thức nhẹ (MCI)
- Bệnh Alzheimer và sa sút trí tuệ khác
> Xem thêm Nguyên nhân của suy giảm trí nhớ
Căng thẳng và lo lắng là một nguyên nhân gây nên mất trí nhớ
Suy giảm trí nhớ và chứng hay quên khác gì nhau?
Trong tiếng anh, chứng hay quên được gọi là “amnesia” để chỉ cho một dạng ban đầu của mất trí nhớ (memory loss). Dấu hiệu đặc trưng của chứng hay quên là bạn sẽ gặp khó khăn trong việc lưu trữ những dữ kiện mới. Trước đây, người ta cho rằng chứng hay quên này thường gặp ở những đối tượng là người già liên quan đến vấn đề lão hóa, nhưng các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng những người trẻ tuổi hơn cũng có thể mắc chứng bệnh này. Về nguồn gốc gây ra chứng hay quên xuất hiện sớm ở người trẻ có thể là do cường độ làm việc cao, áp lực của cuộc sống hiện đại nơi đô thị, chấn thương tâm lý hoặc bệnh lý, và đặc biệt là liên quan đến cả các bệnh về tim mạch dẫn tới việc cung cấp oxy và năng lượng cho não không đầy đủ.
> Xem thêm: Chứng hay quyên là gì? Có nên điều trị?
Các phương pháp cải thiện trí nhớ
Tập luyện trí não
Tương tự như cơ bắp, não cần được sử dụng thường xuyên để khỏe mạnh. Tập luyện tinh thần cũng cần thiết đối với chất xám như các yếu tố khác và thử thách trí óc có thể giúp nó phát triển và mở rộng, điều này có thể cải thiện trí nhớ.
Trí nhớ làm việc, trí nhớ ngắn hạn và kỹ năng giải quyết vấn đề của những người tham gia đều được cải thiện đáng kể khi các nhà nghiên cứu so sánh họ với nhóm đối chứng đang giải ô chữ.
Những người chỉ thực hiện các hoạt động rèn luyện trí não 15 phút ít nhất 5 ngày một tuần đã cải thiện được chức năng não bộ.
“Thể dục não” cũng quan trọng như tập luyện thể chất
Thể dục
Việc luyện tập thể chất có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của não bộ. Như tác giả của nghiên cứu trên Tạp chí Phục hồi chức năng đã lưu ý, tập thể dục thường xuyên làm giảm nguy cơ suy giảm nhận thức theo tuổi tác và bảo vệ não chống lại sự thoái hóa.
Tập thể dục nhịp điệu làm tăng nhịp tim của một người và có thể bao gồm bất kỳ hoạt động nào sau đây:
- đi bộ nhanh
- chạy
- đi bộ đường dài
- bơi lội
- khiêu vũ
- trượt tuyết băng đồng
Thiền
Thiền chánh niệm có thể giúp cải thiện trí nhớ. Nhiều nghiên cứu cho thấy thiền định cải thiện chức năng não, giảm các dấu hiệu thoái hóa não và cải thiện cả trí nhớ làm việc và trí nhớ dài hạn.
Các nhà nghiên cứu đã quan sát bộ não của những người thường xuyên thực hành thiền định và những người không thực hành. Kết quả của họ chỉ ra rằng tạo thói quen thiền định có thể gây ra những thay đổi lâu dài trong não, bao gồm tăng độ dẻo dai của não, giúp giữ cho não khỏe mạnh.
Ngủ đủ giấc
Giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể của não bộ. Làm gián đoạn chu kỳ ngủ tự nhiên của cơ thể có thể dẫn đến suy giảm nhận thức, vì điều này làm gián đoạn quá trình não sử dụng để tạo ra ký ức.
Nghỉ ngơi trọn vẹn vào ban đêm, thường là khoảng 7-9 giờ mỗi đêm đối với một người trưởng thành, giúp não bộ tạo và lưu trữ những ký ức lâu dài.
Giảm ăn đường
Thức ăn có đường thoạt đầu có thể ngon và cảm thấy bổ ích, nhưng chúng có thể đóng một vai trò trong việc suy giảm trí nhớ. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng uống quá nhiều đồ uống có đường, bao gồm cả nước ép trái cây, có thể làm giảm tổng thể tích não, đây là dấu hiệu ban đầu của bệnh Alzheimer.
Tránh thêm đường có thể giúp chống lại nguy cơ này. Trong khi thực phẩm ngọt tự nhiên, chẳng hạn như trái cây, là một bổ sung tốt cho một chế độ ăn uống lành mạnh, mọi người có thể tránh đồ uống được làm ngọt bằng đường và thực phẩm có thêm đường đã qua chế biến..
Tránh chế độ ăn nhiều calo
Cùng với việc cắt giảm nguồn đường dư thừa, giảm lượng calo tổng thể cũng có thể giúp bảo vệ não.
Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng chế độ ăn nhiều calo có thể làm suy giảm trí nhớ và dẫn đến béo phì. Những ảnh hưởng đến trí nhớ có thể là do chế độ ăn nhiều calo dẫn đến tình trạng viêm ở các bộ phận cụ thể của não.
Trong khi hầu hết các nghiên cứu trong lĩnh vực này là với động vật, một nghiên cứu từ năm 2009 đã xem xét liệu việc hạn chế calo ở người có thể cải thiện trí nhớ hay không. Những người tham gia là nữ với độ tuổi trung bình là 60,5 tuổi đã giảm được 30% lượng calo tiêu thụ. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng họ đã cải thiện đáng kể điểm số trí nhớ bằng lời nói và lợi ích đó là đáng kể nhất ở những người tuân thủ chế độ ăn kiêng tốt nhất..
Caffeine
Caffeine từ các nguồn như cà phê hoặc trà xanh có thể hữu ích cho chứng suy giảm trí nhớ.
Một nghiên cứu năm 2014: Những người dùng 200 miligam caffein đạt điểm cao hơn trong các bài kiểm tra nhớ lại sau 24 giờ so với những người không dùng caffein.
Caffeine cũng có thể tăng cường trí nhớ trong ngắn hạn. Một nghiên cứu trên tạp chí Frontiers in Psychology cho thấy những người trẻ tuổi uống cà phê vào buổi sáng đã cải thiện trí nhớ ngắn hạn.
Thông tin chi tiết này có thể hữu ích cho những người phải làm bài kiểm tra hoặc nhớ lại thông tin trong một khoảng thời gian trong ngày khi họ có thể mệt mỏi.
Cá phê và một số loại thực phẩm giúp tăng cường trí nhớ ngắn hạn
Sô cô la sậm
Ăn sôcôla đen nghe có vẻ như là một niềm đam mê, nhưng nó cũng có thể cải thiện trí nhớ của một người. Kết quả của một nghiên cứu năm 2011: Những người ăn sô cô la đen có kết quả tốt hơn trong các bài kiểm tra trí nhớ không gian so với những người không ăn. Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng flavonoid ca cao cải thiện lưu lượng máu đến não.
Như đã nói, điều quan trọng là không nên thêm nhiều đường vào chế độ ăn uống, và vì vậy mọi người nên hướng đến hàm lượng cacao ít nhất 72% trong sô cô la đen và tránh sô cô la có thêm đường.
Xem thêm: Bacopa giúp cải thiện trí nhớ như thế nào
Xem thêm: Omega-3 có lợi ích đối với người mắc chứng sa sút trí tuệ hay không
Trên đây chỉ là một số kỹ thuật giúp cải thiện trí nhớ, bạn có thể áp dụng một vài trong số đó tùy theo sự đáp ứng của bản thân cho phù hợp. Để có thể tìm hiểu kỹ hơn về tình trạng suy giảm và mất trí nhớ, mời các bạn xem thêm các bài viết trong chuyên mục này.
> Xem thêm: Tại sao bị suy giảm trí nhớ
TPBVSK Neurocard Max có chứa hoạt chất Bacopa Monnieri (Bacomind®) và Omega 3 (VIVOMEGA®) giúp tăng cường và cải thiện trí nhớ. Để được tư vấn kỹ hơn, vui lòng để lại thông tin và câu hỏi ở phía dưới.
Nguồn: Bác sĩ Đặng Minh Tuấn