Căng thẳng còn gọi là stress, vậy stress là gì?

Stress là gì

Trong nhiều tình huống khác nhau, một số cá nhân có xu hướng thể hiện phản ứng căng thẳng bằng cách đối phó tích cực, trong khi những người khác có xu hướng thể hiện phản ứng căng thẳng theo cách thức cảnh giác chống đối. Vậy,  stress là gì? Stress có nguy hiểm không? Triệu chứng của stress như thế nào?

Khái niệm stress là gì?

Nhà sinh lý học nổi tiếng Claude Bernard (1865/1961) lần đầu tiên đề cập thuật ngữ milieu interieur để chỉ môi trường dịch bên ngoài tế bào, mà ngày nay giới khoa học gọi là cân bằng nội môi (homeostasis). Ông lưu ý rằng việc duy trì sự sống phụ thuộc rất nhiều vào việc giữ cho hệ thống nội môi bên trong của chúng ta luôn được bình ổn khi phải đối mặt với những tác động thay đổi của môi trường. Nhà khoa học Selye (1956) sử dụng thuật ngữ “stress”(căng thẳng) để chỉ tác động của bất cứ thứ gì đe dọa nghiêm trọng đến sự cân bằng nội môi đó, đồng nghĩa đe dọa đến sự sống. Mặc dù phản ứng căng thẳng phát triển như một quá trình thích nghi, Selye quan sát thấy rằng những phản ứng căng thẳng nghiêm trọng, kéo dài có thể dẫn đến tổn thương tế bào và gây nên bệnh.

Stress là gì?

Stress gây tác động lên cơ thể như thế nào?

Hilton (1975) nói rằng hệ thống thần kinh trung ương (CNS) của chúng ta có xu hướng tạo ra các phản ứng đối phó tổng hợp hơn là những phản ứng đơn lẻ, riêng rẽ. Do đó, khi việc đấu tranh có vẻ khả thi, cơ thể chúng ta có xu hướng thể hiện các hoạt động tự kiểm soát và nội tiết tố tăng lên nhằm tối đa hóa khả năng gắng sức. Ngược lại, trong các tình huống chống đối mà phản ứng đối phó tích cực không có sẵn, cơ thể có thể tham gia vào phản ứng cảnh giác liên quan đến sự kích thích hệ thần kinh giao cảm (SNS) kèm theo sự ức chế khiến tăng lượng máu dồn ra xa cơ quan ngoại vi.

> Xem thêm:  Tác động sinh lý của stress lên cơ thể con người

Stress có gây hại không?

Mặc dù quá trình tiến hóa đã cung cấp cho động vật có vú cơ chế cân bằng nội môi hiệu quả hợp lý (ví dụ, phản xạ thụ thể baroreceptor) để đối phó với các tác nhân gây căng thẳng ngắn hạn; tuy nhiên, nếu mối đe dọa dai dẳng, đặc biệt là ở những người lớn tuổi hoặc không khỏe mạnh, thì tác động lâu dài của phản ứng với căng thẳng có thể gây tổn hại đến sức khỏe (Schneiderman 1983). Tác động bất lợi của các yếu tố gây căng thẳng mãn tính đặc biệt phổ biến ở con người, có thể do khả năng suy nghĩ biểu tượng cao của họ có thể tạo ra phản ứng căng thẳng dai dẳng đối với một loạt các điều kiện sống và làm việc bất lợi. Mối quan hệ giữa các yếu tố gây căng thẳng tâm lý xã hội và bệnh mãn tính rất phức tạp. Ví dụ, nó bị ảnh hưởng bởi bản chất, số lượng và sự tồn tại dai dẳng của các yếu tố gây căng thẳng cũng như tính dễ bị tổn thương sinh học của cá nhân (tức là yếu tố di truyền, tuổi tác, thể trạng) và các cách đối phó đã được tích lũy (kinh nghiệm sống)

> Xem thêm: Stress gây ra những tác hại gì cho sức khỏe?

Stress làm sao biết?

Thường thì stress xảy ra sau một sự kiện gây sang chấn về mặt tâm lý có thể là cấp bách hoặc có thể tồn tại lâu dài. Tùy theo cường độ của tác nhân, mức độ phản ứng sinh học của cơ thể và khả năng tự kiểm soát của mỗi cá nhân mà có các biểu hiện dưới dạng bệnh lý khác nhau. Nhưng nhìn chung, về mặt bệnh học chúng ta có thể thấy các triệu chứng của stress xuất hiện dưới các biểu hiện sau:

  • Lặp lại, không chủ ý và mang tính thâm nhập của những kí ức gây căng thẳng về sự kiện.
  • Giấc mơ gây đau buồn tái diễn về sự kiện
  • Các phản ứng phân ly (ví dụ, hồi tưởng), trong đó bệnh nhân cảm thấy như thể sự kiện chấn thương đang tái hiện lại.
  • Sự căng thẳng về tâm lý hoặc sinh lý khi gợi nhớ về sự kiện (ví dụ, thông qua ngày kỷ niệm sự kiện, những âm thanh tương tự như những gì họ được nghe trong sự kiện)
  • Liên tục mất khả năng trải nghiệm các cảm xúc tích cực (ví dụ như hạnh phúc, sự hài lòng, cảm nhận yêu thương)
  • Một thay đổi cảm nhận về thực tại (ví dụ, cảm thấy sững sờ, thời gian chậm lại, tri giác thay đổi)
  • Không thể nhớ một phần quan trọng của sự kiện sang chấn
  • Những nỗ lực để né tránh những ký ức, suy nghĩ và cảm nhận đau buồn liên quan đến sự kiện
    Các nỗ lực để né tránh những gợi nhớ từ bên ngoài (những người, địa điểm, cuộc trò chuyện, hoạt động, đối tượng, tình huống) liên quan đến sự kiện
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Dễ bị kích thích hoặc tức giận dữ dội
  • Tăng mức độ cảnh giác
  • Khó tập trung
  • Phản ứng giật mình quá mức
  • Ngoài ra, các biểu hiện phải gây ra tình trạng đau khổ đáng kể hoặc làm suy giảm đáng kể chức năng xã hội hoặc nghề nghiệp và không có liên quan đến ảnh hưởng sinh lý của một bệnh nội khoa khoa nào khác.

Tùy thuộc vào thời gian kéo dài của các triệu chứng, các nhà bệnh học chia ra 2 thể: Rối Loạn Stress Cấp (ASD) và Rối Loạn Stress Sau Sang Chấn (PTSD). Ở PTSD người bệnh còn xuất hiện thêm biểu hiện của chứng phân ly, rối loạn lo âu và trầm cảm.

> Xem thêm: Phân loại các thể bệnh do stress

Các dấu hiệu nhận biết stress

Stress có cần chữa trị không?

Những nghiên cứu gần đây cho thấy căng thẳng lâu dài và phản ứng căng thẳng quá mức có thể gây nên những tổn thương và di chứng trên cả tâm lý và thể lực của người bệnh. Những tổn thương đó thường là nguyên nhân chính khiến người bệnh tìm đến cơ sở y tế, trong khi nguyên nhân ban đầu là các tình trạng căng thẳng, lo âu thường bị lãng quên. Do đó, việc phát hiện và kiểm soát các yếu tố làm mất cân bằng nội môi trong thời gian diễn ra stress sẽ giúp chúng ta tránh mắc phải những căn bệnh không đáng có.

> Xem thêm: Điều trị stress, những quan điểm khoa học

Giải quyết các yếu tố gây nên stress giúp tránh gặp phải những căn bệnh không đáng có

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn tổng quan nhất về stress. Stress là một trạng thái mà con người thường xuyên phải đối mặt. Nếu biết cách kiểm soát stress sẽ giúp chúng ta tập trung và làm việc hiệu quả hơn. Tuy nhiên, stress quá mức mà không được can thiệp có thể dẫn tới nhiều tác hại cho sức khỏe. Do đó, khi có các biểu hiện bất ổn về tâm lý, bạn nên nghỉ ngơi, thư giãn và học cách kiểm soát cảm xúc. Ngoài ra, bạn có thể gặp các chuyên gia tâm lý để được tư vấn về các giải pháp về các vấn đề mà bạn đang gặp phải.

TPBVSK Neurocard Max có chứa hoạt chất Bacopa Monnieri (Bacomind) và Omega 3 (VIVOMEGA) giúp hỗ trợ phòng ngừa các tác hại do lo lắng, căng thẳng gây nên. Để được tư vấn kỹ hơn, vui lòng để lại thông tin và câu hỏi ở phía dưới.

Nguồn: Bác sĩ Đặng Minh Tuấn

Chuyên gia tư vấn

    0981641461
    Liên hệ