Suy nhược thần kinh là bệnh gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa

suy nhược thần kinh

Cuộc sống hiện đại ngày nay đã tạo ra một áp lực lớn và ngày một tăng cao đã khiến cho bệnh suy nhược thần kinh xuất hiện ngày càng nhiều và nghiêm trọng. Đây là một chứng bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu không kịp thời phát hiện và cải thiện có thể gây ảnh hưởng lâu dài đến cả sức khoẻ thể chất và tinh thần của người bệnh.

Hãy trau dồi kiến thức công việc và khả năng sắp xếp công việc khoa học

Xã hội hiện đại đã gây nhiều áp lực cực lớn lên sức khỏe tinh thần của người trẻ

Bệnh suy nhược thần kinh là gì?

Năm 1871 Jacob Mendes Da Costa đã phát hiện ra hội chứng của bệnh này và đặt tên là hội chứng tim dễ kích thích; thuật ngữ “trái tim người lính” đã được sử dụng phổ biến cả trước và sau khi bài nghiên cứu của ông được công bố. Bệnh suy nhược thần kinh còn được gọi bằng rất nhiều tên khác nhau: rối loạn thần kinh tim, suy nhược mãn tính , hội chứng gắng sức, bệnh tim mạch chức năng , suy nhược tuần hoàn thần kinh, suy nhược thần kinh nguyên phát, suy nhược bán cấp và trái tim dễ bị kích thích là một hội chứng tâm thần biểu hiện một tập hợp các triệu chứng tương tự như của bệnh tim. Chúng bao gồm mệt mỏi khi gắng sức, khó thở , đánh trống ngực , đổ mồ hôi và đau ngực không điển hình; tuy nhiên không hề tìm thấy bằng chứng tổn thương thực thể nào ở hệ tim mạch. Do vậy, bệnh suy nhược thần kinh hay còn được gọi bởi rất nhiều các nhà khoa học là neurocirculatory asthenia (NCA) đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phân loại vào nhóm rối loạn chức năng tự trị tâm thần kinh (một loại rối loạn tâm thần) trong hệ thống mã ICD-10.
Ngày nay, các bác sĩ xem xét hội chứng suy nhược thần kinh như là một biểu hiện của chứng rối loạn lo âu và phương pháp điều trị chủ yếu là thực hiện những thay đổi về hành vi như thay đổi lối sống hay luyện tập thể dục.

Các dấu hiệu của bệnh suy nhược thần kinh

Để chẩn đoán một người mắc bệnh suy nhược thần kinh thì ít nhất phải có các biểu hiện chính như sau:

  • Cảm giác đau mỏi cơ: đây là dấu hiệu của sự mệt mỏi về thể chất và mất sức sau một cố gắng dù nhỏ nhất. Bình thường, các dấu hiệu này sẽ mất khi được nghỉ ngơi và dinh dưỡng tốt, nhưng người mắc chứng suy nhược thần kinh thì không đáp ứng nhiều với những điều kiện như vậy. Bệnh nhân có thể cảm thấy nhịp tim tăng, hồi hộp, khó chịu ở ngực và cảm giác khó thở, đau tức vùng dạ dày
  • Chóng mặt choáng váng, suy giảm trí nhớ và mất tập trung: các nhà khoa học nhận thấy có một liên hệ giữa chứng bệnh suy nhược thần kinh kéo dài với bệnh Alzheimer và Parkinson.
  • Đau đầu và Rối loạn giấc ngủ:

    Một số người sẽ gặp tình trạng mất ngủ, một số người người khác bị rối loạn giấc ngủ như khó ngủ, tỉnh giữa đêm, ngủ không ngon giấc, giấc ngủ quá dài hoặc quá ngắn so với thường lệ …

    Bộ não là nơi điều hòa và kiểm soát giấc ngủ. Do rối loạn chức năng vỏ não và các trung khu dưới vỏ não như tuyến tùng điều khiển chức năng ngủ nên những người bị suy nhược thần kinh thường bị mất ngủ.

    Rất nhiều bệnh nhân khi gặp phải tình trạng này đã tìm đến thuốc an thần, thuốc ngủ; tuy nhiên hầu hết không có kết quả tốt hoặc kết quả không đáng kể. Hơn nữa điều này còn gây hại cho sức khỏe và dạ dày.

  • Lo âu và hoảng loạn: Khi rối loạn lo âu kéo dài, suy nhược thần kinh nặng hơn, những cơn hoảng loạn sẽ xuất hiện. Người bệnh luôn tràn ngập cảm xúc sợ hãi, không thể kiểm soát tinh thần và bản thân.
  • Tính tình cáu kỉnh dễ bị kích thích: Do bộ não mất cân bằng serotonin nên người bị suy nhược thần kinh thường bị căng thẳng khi tiếp xúc với mọi người, nhất là ở nơi đông người. Vậy nên, họ có xu hướng né tránh mọi người, tự cô lập và ở một mình. Khi căng thẳng quá độ, họ có xu hướng tự cô lập và dành năng lượng để đối phó với sự căng thẳng. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trầm cảm
  • Không có khả năng thư giãn: Các triệu chứng trên không hồi phục bởi nghỉ ngơi và thư giãn, tình trạng kéo dài trên 3 tháng.

Các triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật, trầm cảm không đủ dai dẳng và trầm trọng để đảm bảo các rối loạn đặc hiệu sẽ thuộc loại bệnh lý khác.

mất ngủ

Mất ngủ là tình trạng khá phổ biến trong xã hội ngày nay

Những nguyên nhân phổ biến dẫn tới bệnh suy nhược thần kinh

Nguyên nhân gây suy nhược thần kinh khá đa dạng nhưng chủ yếu là do vấn đề căng thẳng tâm lý, áp lực, stress kéo dài trong cuộc sống và công việc.

Xem thêm: Áp lực công việc : thực trạng, nguyên nhân, dấu hiệu và cách vượt qua

Ngoài ra, một số yếu tố khác có thể là yếu tố nguy cơ gây ra bệnh là:

  • Đặc tính gia đình, những người nhạy cảm, nội tâm, rụt rè, tâm lý yếu.
  • Có các yếu tố tác động mạnh và thường xuyên lên thần kinh trong môi trường sống như: Ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn, điều kiện sống không tốt, môi trường học tập và làm việc nhiều áp lực,…
  • Các bệnh lý mạn tính gây cảm giác khó chịu kéo dài cho cơ thể như: Viêm loét dạ dày, viêm túi mật, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính…
  • Chế độ dinh dưỡng chưa đầy đủ, thiếu dinh dưỡng và thiếu năng lượng cho hoạt động của bộ não. (Xem thêm: Thực phẩm nào tốt nhất cho não bộ)
  • Làm việc quá nhiều nhưng ngủ không đủ giấc, mất ngủ trong thời gian dài.
  • Nghiện sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, trà đặc,…
  • Lao động trí óc kéo dài.

cafe giúp tăng trí nhớ ngắn hạn

Lạm dụng chất kích thích là một phần nguyên nhân gây suy nhược thần kinh và mất ngủ

Điều trị bệnh suy nhược thần kinh thế nào là đúng cách?

Suy nhược thần kinh có tự khỏi được không?

Suy nhược thần kinh có thể được ngăn ngừa tiến triển thành bệnh mãn tính, bởi vì tình trạng bệnh vẫn còn tồn tại ở những người trên 30 tuổi nếu không được điều trị. Nếu được nhận biết sớm và áp dụng phương pháp điều trị thích hợp, bệnh chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn; bằng không, nó có thể dẫn đến một vấn đề khó khăn nhất.
Một khó khăn trong việc xử lý những bệnh nhân này là tìm đủ thời gian để dành cho họ. Kết quả tốt tỷ lệ thuận với thời gian dành cho chúng. Các buổi thăm khám nên được duy trì thường xuyên. Nếu để quá dài giữa các lần khám, bệnh nhân sẽ chán nản, mất đi những lợi ích thu được, mất tự tin và đi nơi khác hoặc hoàn toàn không còn nỗ lực tìm kiếm sự giúp đỡ.

Có thể nói một cách trung thực rằng không có phương pháp điều trị y tế cụ thể nào có thể được coi là có bất kỳ ảnh hưởng nào đến tình trạng này. Điều trị các triệu chứng khó chịu giúp ngăn chặn vòng luẩn quẩn. Liệu pháp tâm lý thông qua việc khơi dậy sự tự tin, tuy khó đánh giá, nhưng chắc chắn dường như là phương pháp điều trị quan trọng nhất trong căn bệnh này. Thời gian điều trị tuy chậm chạp nhưng chắc chắn trong việc loại bỏ hầu hết các dấu hiệu và triệu chứng của căn bệnh này ở người trẻ. Mặc dù ứng dụng nội tiết chắc chắn sẽ có vẻ hứa hẹn, nhưng những nỗ lực trong vấn đề nghiêm trọng này lại là một cuộc bạo loạn vì gây ra trầm cảm hoặc kích thích các chức năng khác nhau. Các loại thuốc có một tác động cụ thể lên hệ thần kinh giao cảm hầu như không có tác dụng và ít có tác dụng trong việc ổn định tính năng này của hệ thần kinh giao cảm. Ở mức độ tốt nhất, chúng chỉ làm giảm các triệu chứng.

Các phương pháp điều trị hiện nay

Cho đến khi có các phương pháp cụ thể hơn thì bệnh nhân nên tiếp cận việc điều trị theo những phương pháp dưới đây sau khi được chẩn đoán :

Liệu pháp tâm lý

Người bệnh sẽ trao đổi, chia sẻ với bác sĩ để gỡ bỏ các vướng mắc tâm lý, tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ hướng dẫn các bài tập, chế độ ăn uống, sinh hoạt để giải quyết những căng thẳng, ổn định tâm lý cho người bệnh.

điều trị stress
điều trị bằng liệu pháp tâm lý là trọng tâm chính

Điều trị bằng thuốc

  • Thuốc tác động lên quá trình hưng phấn hệ thần kinh: Arcalion/ Asthenal sau khi ăn sáng. Không uống vào buổi trưa và buổi tối.
  • Thuốc tăng cường tuần hoàn và dinh dưỡng: Piracetam, Ginkgo Biloba,…
  • Thuốc an thần: Benzodiazepine, Buspirone, Captodiame,..
  • Thuốc giảm đau: Paracetamol.
  • Vitamin B1, B6 tăng khả năng hoạt hóa của các synap thần kinh.

Lối sống lành mạnh

  • Duy trì lối sống năng động – Lập lịch trình phù hợp trong ngày bao gồm thời gian rảnh rỗi và một số bài tập thể dục có thể giúp ngăn ngừa chứng suy nhược.
  • Cố gắng dành ít nhất 30 phút ở ngoài trời. Nó giúp thư giãn tâm trí và cơ thể, giảm căng thẳng và có tác dụng tích cực đối với sức khỏe tinh thần.
  • Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh phù hợp với đầy đủ chất dinh dưỡng. Nó giúp cơ thể được sạc đầy năng lượng và giảm mệt mỏi. Thực phẩm giàu canxi , protein và ít chất béo có thể được kết hợp trong chế độ ăn uống.
  • Tránh caffeine và rượu.
  • Tham khảo ý kiến ​​bác sĩ ngay lập tức trong trường hợp mệt mỏi dai dẳng hoặc mất năng lượng và yếu cơ.
  • Nên tránh các bài tập quá sức và gắng sức hoặc ăn kiêng.
  • Có được một giấc ngủ ngon

vận động ngoài trời có lợi cho sức khỏe

Vận động thể thao ngoài trời giúp ngăn chặn suy nhược thần kinh

Dinh dưỡng tốt của người bệnh suy nhược thần kinh

Chế độ dinh dưỡng hàng ngày cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng cho sức khỏe não bộ và hệ thần kinh. Do đó, việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học giúp điều trị suy nhược thần kinh nhanh chóng cho bệnh nhân.

Một số lưu ý về thực đơn của bệnh nhân bị suy nhược thần kinh cần chú ý như sau:

  • Nên bổ sung: Các nhóm thực phẩm giàu dưỡng chất và đủ các nhóm Protein, chất xơ, vitamin, axit béo Omega-3,… Ngoài ra, hãy ăn nhiều các loại quả mọng nước, rau xanh, các loại cá béo,… Bên cạnh bổ sung các thực phẩm bổ dưỡng, bạn cũng cần chú ý uống đủ ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.
  • Cần kiêng: Bệnh nhân nên tránh ăn các đồ ăn nhiều dầu mỡ, nhiều đường, thực phẩm đóng gói sẵn hay sử dụng các chất kích thích, thuốc lá, chứa Cafein, đồ uống có cồn như rượu bia,…

Sử dụng các thực phẩm chức năng bổ não, bổ sung dưỡng chất cho não bộ, giải tỏa thần kinh và nâng cao lưu thông tuần hoàn máu não.

Hiện nay trên thị trường có nhiều dòng thực phẩm chức năng dạng viên uống, dung dịch uống, kẹo ngậm, sữa,… cung cấp các dưỡng chất tốt cho thần kinh – não bộ, hỗ trợ ăn ngon ngủ yên và nâng cao sức đề kháng, sức khỏe tổng thể của cơ thể.

Tuy nhiên, việc sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ chữa suy nhược thần kinh cần tham khảo ý kiến bác sĩ, chuyên gia và tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng. Tuyệt đối không lạm dụng và sử dụng chúng thay thế thuốc chữa bệnh.

Xem thêm: Omega-3 là gì? Những công dụng tuyệt vời lên chức năng não bộ và tim mạch

Xem thêm: Omega-3 làm giảm trầm cảm và rối loạn lo âu

Xem thêm: Omega-3 (VIVOMEGA) Dầu cá biển sâu Nauy tinh khiết nhất

Chế độ ăn giàu canxi có thể giữ cho bạn tràn đầy năng lượng và ngăn ngừa chứng suy nhược

Suy nhược thần kinh bị mất ngủ thì nên làm gì?

Giấc ngủ có chức năng phục hồi các cơ quan trong cơ thể, giúp não bộ được nghỉ ngơi, loại trừ căng thẳng, mệt mỏi. Mất ngủ là một trong những triệu chứng đầu tiên và dễ nhất biết nhất của bệnh suy nhược thần kinh. Phần lớn người suy nhược thần kinh đều không ngủ được và kèm theo các triệu chứng lo âu, căng thẳng. Mất ngủ lâu ngày do suy nhược thần kinh có thể dẫn đến các bệnh lý tâm thần nghiêm trọng. Người bệnh thường sẽ được kê thuốc điều trị và hướng dẫn thực hiện liệu pháp hành vi nhận thức để cải thiện giấc ngủ. Ngoài ra, người bệnh có thể xây dựng thói quen ngủ theo một số lưu ý sau:

  • Đi ngủ và thức dậy vào một giờ nhất định. Không ngủ trưa, nếu ngủ thì chỉ khoảng 15 phút.
  • Hạn chế sử dụng máy tính, điện thoại và các thiết bị điện tử khác trước khi đi ngủ.
  • Không sử dụng các chất kích thích như trà, cà phê.
  • Không hút thuốc lá.
  • Ăn nhẹ hoặc uống một ly sữa ấm trước khi đi ngủ.
  • Giữ phòng ngủ yên tĩnh, nhiệt độ vừa phải. Nếu phòng ngủ quá ồn có thể dùng nút tai để giảm tiếng ồn.
  • Đọc sách, nghe nhạc nhẹ trước khi đi ngủ.
  • Không ngủ nướng vào cuối tuần.

Làm gì khi bị suy nhược thần kinh trầm cảm?

Não bộ của bệnh nhân thường bị mất cân bằng, thiếu hụt serotonin nên thường có cảm giác căng thẳng khi tiếp xúc với người khác. Chính vì thế, họ có xu hướng tránh né nơi đông người, tự cô lập dần dẫn tới tình trạng lo âu, trầm cảm. Trầm cảm không chỉ gây khó khăn trong cuộc sống, công việc của người bệnh mà còn là nguy cơ gây ra nhiều vấn đề thần kinh khác. Vì vậy, cần điều trị suy nhược thần kinh ngay từ sớm, các bác sĩ có thể kê một số loại thuốc chống trầm cảm, an thần để giảm triệu chứng. Cùng với đó, người bệnh có thể thực hiện một số điều sau:

  • Tăng cường vận động: bơi lội, đi bộ, chạy bộ, nhảy dây, thiền, yoga,… giúp não tăng tiết serotonin, endorphins chống trầm cảm.
  • Tích cực giao tiếp với nhiều người bằng cách tham gia các hoạt động thiện nguyện.
  • Ngủ đủ giấc giúp tinh thần tỉnh táo, bớt căng thẳng.
  • Tấm nước ấm giúp lưu thông máu, cải thiện tinh thần.
  • Chơi với thú cưng.
  • Ăn đủ chất dinh dưỡng.
  • Hạn chế đồ uống có cồn, cà phê, hay các chất kích thích.

Suy nhược thần kinh tuy không trực tiếp gây hại đến tính mạng,  nhưng có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần cho người bệnh. Nhận biết và can thiệp sớm sẽ giúp người bệnh nhanh chóng lấy lại cân bằng trong cuộc sống.

Tổng hợp từ các nguồn (BS. Đặng Minh Tuấn)

Chuyên gia tư vấn

    0981641461
    Liên hệ