Đánh trống ngực là cảm giác của cơ thể về nhịp tim. Chúng thường được mô tả là cảm giác hồi hộp, tim đập nhanh hoặc cảm giác bỏ nhịp. Đây là biểu hiện phổ biến, một số bệnh nhân cảm thấy khó chịu và coi đây là triệu chứng đáng báo động. Yếu tố then chốt trong chẩn đoán và điều trị là “bắt” được các rối loạn nhịp tim trên điện tâm đồ và theo dõi sát khi xảy ra triệu chứng đánh trống ngực.
Tại sao chúng ta cảm nhận được?
Cơ chế gây ra cảm giác đánh trống ngực vẫn chưa được làm rõ. Thông thường, người ta không cảm nhận được nhịp xoang ở tần số bình thường, và do đó, đánh trống ngực thường cho thấy sự thay đổi về nhịp hoặc tần số. Trong tất cả các trường hợp, cảm nhận đánh trống ngực là do bất thường về sự chuyển động của tim trong lồng ngực. Trong trường hợp ngoại tâm thu đơn độc, bệnh nhân có thể cảm nhận bị bỏ nhịp tim ngay sau nhịp ngoại tâm thu, chứ không cảm nhận được cảm giác nhịp đó đến sớm hơn bình thường, có thể bởi nhịp ngoại tâm thu đã chặn nhịp xoang kế tiếp và tạo ra khoảng thời gian đổ đầy thất dài hơn, và làm thể tích nhát bóp tăng lên.
Rối loạn nhịp tim – Nguyên nhân do đâu?
Một số bệnh nhân đơn giản chỉ là quá chú ý về nhịp tim của mình, đặc biệt trong khi tập luyện thể lực, khi sốt hoặc khi lo lắng. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, đánh trống ngực là triệu chứng gây ra do rối loạn nhịp tim. Rối loạn nhịp có thể lành tính, nhưng cũng có thể là các rối loạn nguy hiểm gây đe dọa tính mạng.
Các rối loạn nhịp thường gặp nhất bao gồm:
- Ngoại tâm thu nhĩ(PAC)
- Ngoại tâm thu thất(PVCs)
Cả hai loại rối loạn nhịp trên thường lành tính.
Các rối loạn nhịp thường gặp khác bao gồm:
- Nhịp nhanh kịch phát trên thất(PSVT)
- Nhịp nhanh vào lại nút nhĩ thất
- Rung nhĩ hoặc cuồng nhĩ
- Nhịp nhanh thất
Các rối loạn nhịp chậm ít khi gây khó chịu, dù một số bệnh nhân có thể cảm nhận được tình trạng nhịp chậm của mình.
(Xem thêm : Các loại rối loạn nhịp tim và hướng xử trí)
Các nguyên nhân gây rối loạn nhịp
Một số rối loạn nhịp (ngoại tâm thu nhĩ, ngoại tâm thu thất, nhịp nhanh kịch phát trên thất) thường xuất hiện tự phát ở bệnh nhân không có bệnh lý nền nguy hiểm, nhưng một số rối loạn nhịp khác thường do các bệnh lý tim mạch nguy hiểm.
- Các nguyên nhân tim mạch nguy hiểm bao gồm bệnh tim thiếu máu cục bộ hoặc các bệnh lý cơ tim khác, bệnh tim bẩm sinh (hội chứng Brugada, bệnh cơ tim thất phải, hội chứng QT kéo dài bẩm sinh ), bệnh lý van tim và rối loạn hệ thống dẫn truyền (gây ra nhịp chậm hoặc block dẫn truyền trong tim). Bệnh nhân có hạ huyết áp tư thế thường có cảm giác đánh trống ngực do nhịp nhanh xoang khi đứng dậy.
- Các bệnh lý không phải tim mạch làm tăng co bóp cơ tim (cường giáp, u tủy thượng thận , rối loạn lo âu) có thể gây ra đánh trống ngực.
- Một số loại thuốc, bao gồm digitalis, caffeine, rượu, nicotine, và các thuốc giống giao cảm (albuterol, amphetamines, cocain, dobutamine, epinephrine, ephedrine, isoproterenol, norepinephrine và theophylline), thường gây ra hoặc làm nặng thêm triệu chứng đánh trống ngực.
- Các rối loạn chuyển hóa, bao gồm thiếu máu , hạ ôxy máu, giảm thể tích tuần hoàn và rối loạn điện giải (ví dụ hạ kali máu do dùng lợi tiểu) có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng đánh trống ngực.
Tiến triển của rối loạn nhịp tim
Nhiều rối loạn nhịp tim gây triệu chứng đánh trống ngực, tự bản thân chúng không gây ra các tác động bất lợi về mặt sinh lý (độc lập với bệnh lý nền). Tuy nhiên, các rối loạn nhịp chậm, nhịp nhanh, và block có thể tiến triển ngoài dự đoán, gây ảnh hưởng tới cung lượng tim, từ đó gây hạ huyết áp hoặc tử vong. Nhịp nhanh thất có thể tiến triển thành rung thất.
Hồi hộp đánh trống ngực có thể báo hiệu một tình trạng nguy hiểm cấp tính có thể xảy ra
Bạn cần được kiểm tra những gì?
- Khám lâm sàng tổng thể để phát hiện các biểu hiện lo âu hoặc kích động tâm thần vận động. Khám các dấu hiệu sinh tồn để phát hiện tình trạng sốt, tăng huyết áp, hạ huyết áp, nhịp tim nhanh, nhịp tim chậm, thở nhanh, độ bão hòa oxy máu thấp. Khám phát hiện các thay đổi của huyết áp và nhịp tim khi có sự thay đổi tư thế.
- Khám đầu và cổ để phát hiện các bất thường hoặc các xung tĩnh mạch không đồng bộ với động mạch cảnh hoặc nhịp tim, các triệu chứng cường giáp như tuyến giáp to, ấn đau, lồi mắt. Khám da, niêm mạc miệng và kết mạc mắt để phát hiện các dấu hiệu thiếu máu.
- Nghe tim chú ý tới tần số và nhịp tim, cũng như các tiếng thổi hoặc các tiếng tim khác, giúp chẩn đoán bệnh lý van tim hoặc bệnh lý cấu trúc tim.
- Khám thần kinh cần lưu ý xem có hiện tượng run khi nghỉ hoặc tăng phản xạ (gợi ý cường giao cảm quá mức). Khám thần kinh phát hiện bất thường để loại trừ chứng động kinh mới là nguyên nhân gây ngất, chứ không phải bệnh lý tim mạch.
Các dấu hiệu đặc biệt cần lưu ý
Các biểu hiện sau gợi ý hướng tới một bệnh lý nguy hiểm:
- Choáng váng hoặc ngất (đặc biệt nếu ngất gây chấn thương)
- Đau thắt ngực
- Khó thở
- Nhịp tim không đều mới xuất hiện
- Nhịp tim >120 lần/phút hoặc < 45 nhịp/phút khi nghỉ
- Tiền sử có bệnh tim mạch nặng
- Tiền sử gia đình có ngất xuất hiện nhiều lần hoặc tử vong đột ngột
- Tập luyện thể thao gây ra hồi hộp đánh trống ngực hoặc ngất
Xét nghiệm
Bác sỹ sẽ cho bạn làm các xét nghiệm thường quy:
- Điện tâm đồ. Đôi khi cần sử dụng holter điện tâm đồ để theo dõi liên tục
- Xét nghiệm máu
- Đôi khi cần đến các phương tiện chẩn đoán hình ảnh hoặc tiến hành làm nghiệm pháp gắng sức, hoặc cả hai
Điện tâm đồ
Nhưng điện tâm đồ có thể sẽ không hiệu quả trong chẩn đoán nếu được ghi lúc không có triệu chứng. Nhiều bệnh lý rối loạn nhịp xuất hiện không thường xuyên và nhiều khi không có biểu hiện bất thường trên điện tâm đồ khi ở ngoài cơn; chỉ trừ một số trường hợp sau:
- Hội chứng Wolff-Parkinson-White
- Hội chứng QT kéo dài
- Bệnh cơ tim thất phải gây rối loạn nhịp
- Hội chứng Brugada và các biến thể của nó
Nếu chưa có chẩn đoán xác định và các triệu chứng vẫn xuất hiện thường xuyên, cần theo dõi qua Holter trong vòng 24 đến 48 giờ. Khi các triệu chứng xuất hiện không thường xuyên, tốt hơn nên sử dụng các thiết bị theo dõi kéo dài và để bệnh nhân có thể tự kích hoạt máy khi có triệu chứng. Các phương pháp này được sử dụng chủ yếu khi nghi ngờ loạn nhịp kéo dài, thay vì khi chỉ xuất hiện một vài cảm giác hẫng hụt hay bỏ nhịp do ngoại tâm thu. Bệnh nhân có thể rất ít khi xuất hiện triệu chứng, nhưng nếu các triệu chứng này gợi ý chẩn đoán các rối loạn nhịp nặng, các bác sĩ có thể tiến hành cấy thiết bị theo dõi dưới da ngực. Thiết bị này liên tục ghi lại nhịp tim, đồng thời cho phép in và phân tích những dữ liệu này ra, thông qua một thiết bị ngoài cơ thể khác.
Xét nghiệm máu
Tất cả các bệnh nhân cần phải xét nghiệm công thức máu và điện giải đồ, bao gồm cả magie và calci. Nên tiến hành xét nghiệm troponin tất cả các bệnh nhân có biểu hiện rối loạn nhịp, đau tức ngực, hoặc các triệu chứng khác gợi ý, hoặc có tiền sử bệnh mạch vành, viêm cơ tim, hoặc viêm màng ngoài tim.
Các xét nghiệm đánh giá chức năng tuyến giáp được chỉ định khi có rung nhĩ mới phát hiện, hoặc có các triệu chứng của hội chứng cường giáp. Bệnh nhân có cơn tăng huyết áp kịch phát nên được tiến hành các xét nghiệm đánh giá u tủy thượng thận.
Đôi khi cần tiến hành nghiệm pháp bàn nghiêng nếu bệnh nhân có biểu hiện ngất khi thay đổi tư thế.
Chẩn đoán hình ảnh
Bệnh nhân có triệu chứng gợi ý chẩn đoán bệnh lý tim cấu trúc hoặc chức năng cần được tiến hành siêu âm tim và đôi khi cần chụp MRI tim . Bệnh nhân có triệu chứng liên quan tới gắng sức cần được tiến hành các nghiệm pháp gắng sức, đôi khi kết hợp với siêu âm tim , chụp xạ hình , hoặc chụp PET .
Điều trị rối loạn nhịp tim, những lưu ý
Ngừng tất cả các thuốc có khả năng gây khởi phát rối loạn nhịp. Nếu rối loạn nhịp gây ra do một loại thuốc cần thiết để điều trị một bệnh lý đi kèm khác, cần yêu cầu bác sỹ đổi sang một loại thuốc khác.
Chỉ cần theo dõi đối với các các ổ ngoại tâm thu thất và nhĩ đơn độc ở bệnh nhân không có bệnh tim cấu trúc. Đối với những bệnh nhân khỏe mạnh khác, có thể sử dụng thuốc chẹn beta nhằm tránh rối loạn lo âu khi họ nghĩ rằng mình mắc bệnh nặng.
Bảng một số phương pháp điều trị
Bệnh lý | Điều trị* |
Nhịp nhanh với phức bộ QRS thanh mảnh | |
Ngoại tâm thu nhĩ đa ổ | Theo dõi hoặc chẹn beta giao cảm |
Rung nhĩ | Aspirin, warfarin, enoxaparin, heparin không phân đoạn, shock điện chuyển nhịp, flecainide, chẹn beta giao cảm, digoxin, verapamil, diltiazem, ibutilide, amiodarone, triệt đốt bằng năng lượng sóng có tần số radio hoặc phẫu thuật Maze tùy thuộc vào bệnh cảnh lâm sàng |
Rung nhĩ | Triệt đốt bằng năng lượng sóng có tần số radio (thường là điều trị tốt nhất)
Đôi khi có thể sử dụng shock điện chuyển nhịp, digoxin, chẹn beta giao cảm, verapamil, và/hoặc thuốc chống đông |
Nhịp nhanh trên thất | Triệt đốt bằng năng lượng sóng có tần số radio (thường là điều trị tốt nhất)
Đôi khi có thể sử dụng các nghiệm pháp cường phó giao cảm, adenosine, shock điện chuyển nhịp, chẹn beta giao cảm, verapamil, flecainide, amiodarone, hoặc digoxin |
Nhịp tim vào lại nút nhĩ thất | Radioablation (often the best treatment)
Đôi khi có thể sử dụng thuốc chẹn beta giao cảm hoặc verapamil |
Nhịp nhanh với phức bộ QRS giãn rộng | |
Nhịp nhanh thất | Shock điện chuyển nhịp, amiodarone, sotalol, lidocaine, mexiletin, flecainide, triệt đốt bằng năng lượng sóng có tần số radio hoặc cấy máy khử rung |
Xoắn đỉnh | Magie, kali, shock điện chuyển nhịp, chẹn beta giao cảm, tạo nhịp vượt tần số hoặc cấy máy khử rung |
Rung thất | Shock điện chuyển nhịp, amiodarone, lidocaine, hoặc cấy máy khử rung |
Hội chứng Brugada | Shock điện chuyển nhịp hoặc cấy máy khử rung |
*Chẩn đoán và điều trị các bệnh lý nguyên nhân, cũng như các yếu tố gây khởi phát (rối loạn điện giải, hạ oxy máu, thuốc). | |
DC = dòng điện một chiều. |
Những điểm cần lưu ý ở người cao tuổi
Bệnh nhân cao tuổi có nguy cơ đặc biệt chịu các tác dụng phụ của thuốc chống loạn nhịp; do họ có mức lọc cầu thận thấp hơn và phải sử dụng đồng thời nhiều thuốc khác. Khi cần phải điều trị bằng thuốc, cần khởi đầu với liều thấp hơn. Những bất thường về mặt dẫn truyền (thể hiện trên điện tâm đồ hoặc trên các thử nghiệm khác) có thể trầm trọng hơn khi sử dụng thuốc chống loạn nhịp. Những bệnh nhân này có thể cần đặt máy tạo nhịp trước khi sử dụng các loại thuốc chống loạn nhịp.
TPBVSK Neurocard Max có chứa hoạt chất Bacopa Monnieri (Bacomind®) và Omega 3 (VIVOMEGA®) giúp hỗ trợ ngăn ngừa các nguy cơ gây tổn hại lên hệ tim mạch. Để được tư vấn kỹ hơn, vui lòng để lại thông tin và câu hỏi ở phía dưới.
Nguồn: Bác sĩ Đặng Minh Tuấn