Bệnh xơ vữa động mạch- Các yếu tố nguy cơ và biện pháp ngăn ngừa rủi ro

nguy cơ xơ vữa động mạch

Nguyên nhân chính xác của xơ vữa động mạch vẫn chưa được biết đến. Tuy nhiên, một số đặc điểm, tình trạng hoặc thói quen có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Những điều kiện này được gọi là các yếu tố nguy cơ. Càng có nhiều yếu tố nguy cơ, bạn càng có nhiều khả năng bị mắc xơ vữa động mạch.
Bạn có thể kiểm soát được hầu hết các yếu tố nguy cơ giúp ngăn ngừa hoặc làm trì hoãn quá trình đó.

các yếu tố nguy cơ của bệnh tim

> Xem thêm: Xơ vữa động mạch có phải là kẻ giết người thầm lặng

Các yếu tố nguy cơ chính của xơ vữa động mạch

  • Lượng cholesterol trong máu không tốt. Tình trạng này bao gồm cholesterol LDL cao (đôi khi được gọi là cholesterol “xấu”) và cholesterol HDL thấp (đôi khi được gọi là cholesterol “tốt”). Trong rối loạn lipid máu, LDL được tăng cường hấp thu và oxy hóa dưới nội mạc, lipid được oxy hóa kích thích sản sinh các phân tử dính và cytokine viêm, ngoài ra chúng còn có tính kháng nguyên và kích thích tế bào T gây phản ứng viêm ở thành động mạch. HDL bảo vệ chống lại chứng xơ vữa động mạch thông qua vận chuyển cholesterol ngược; đồng thời HDL cũng vận chuyển các enzyme chống oxy hóa có khả năng phân giải và trung hòa các lipid bị oxy hóa. Tăng triglyceride đóng vai trò trong hình thành mảng xơ vữa rất phức tạp, mặc dù nó có thể có tác động nhỏ độc lập.
  • Huyết áp cao. Huyết áp được coi là cao nếu nó duy trì ở mức bằng hoặc trên 140/90 mmHg trong thời gian liên tục. Nếu bạn bị tiểu đường hoặc bệnh thận mãn tính, huyết áp cao được xác định là 130/80 mmHg hoặc cao hơn. Tăng huyết áp có thể dẫn đến viêm mạch máu thông qua các cơ chế với angiotensin II là trung gian. Angiotensin II kích thích các tế bào nội mô, các tế bào cơ trơn mạch máu, và các đại thực bào để sản sinh các chất trung gian tăng xơ vữa, bao gồm các cytokines tiền viêm, các anion superoxide, các yếu tố tăng huyết khối, các yếu tố tăng trưởng, và các receptor giống lectin cho LDL bị oxy hóa.

> Xem thêm: Tìm hiểu về huyết áp cao

  • Hút thuốc lá. Khói thuốc lá có chứa nicotin và các hóa chất khác độc hại với nội mô mạch máu. Hút thuốc, kể cả hút thuốc lá thụ động, làm tăng phản ứng tiểu cầu (có thể làm tăng huyết khối do tiểu cầu), tăng nồng độ fibrinogen trong huyết tương và hematocrit (tăng độ nhớt máu). Hút thuốc làm tăng LDL và giảm HDL; nó cũng thúc đẩy sự co thắt mạch máu, đặc biệt nguy hiểm trên động mạch đã bị hẹp do xơ vữa từ trước. Nghiên cứu cho thấy lượng HDL tăng khoảng 6 đến 8 mg / dL (0,16 đến 0,21 mmol / L) trong vòng 1 tháng sau khi ngừng hút thuốc, đây là yếu tố quyết định giúp cân bằng lipid trong máu.
  • Kháng insulin. Tình trạng này xảy ra nếu cơ thể không thể sử dụng insulin đúng cách. Insulin là một loại hormone giúp di chuyển đường trong máu vào các tế bào, nơi nó được sử dụng như một nguồn năng lượng. Kháng insulin có thể dẫn đến bệnh tiểu đường.
  • Bệnh tiểu đường. Với bệnh này, lượng đường trong máu của cơ thể quá cao do cơ thể không tạo đủ insulin hoặc không sử dụng insulin đúng cách. Bệnh tiểu đường làm hình thành các chất glycan hóa, qua đó tăng cường quá trình sản xuất các cytokine tiền viêm từ tế bào nội mạc. Các chất oxy hóa và gốc tự do chứa oxy sinh ra trong bệnh tiểu đường gây tổn thương trực tiếp lên nội mạc và thúc đẩy xơ vữa động mạch.
  • Thừa cân hoặc béo phì. Thuật ngữ “thừa cân” và “béo phì” đề cập đến trọng lượng cơ thể lớn hơn trọng lượng được coi là khỏe mạnh so với một chiều cao nhất định.
  • Hoạt động thể chất kém. Thiếu hoạt động thể chất có thể làm trầm trọng thêm các yếu tố nguy cơ khác của xơ vữa động mạch, chẳng hạn như mức cholesterol trong máu không tốt cho sức khỏe, huyết áp cao, tiểu đường và thừa cân và béo phì.
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh. Chế độ ăn uống không lành mạnh có thể làm tăng nguy cơ bị xơ vữa động mạch. Ví dụ thực phẩm có nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, cholesterol, natri (muối) và đường có thể làm trầm trọng thêm các yếu tố nguy cơ xơ vữa động mạch khác. Ăn ít chất xơ và hoa quả cũng là không lành mạnh cho sức khỏe tim mạch.
  • Già hóa. Khi bạn già đi, nguy cơ bị xơ vữa động mạch tăng lên. Các yếu tố di truyền hoặc lối sống khiến mảng bám tích tụ trong động mạch theo thời gian. Khi bạn ở độ tuổi trung niên trở lên, mảng bám đã tích tụ đủ để gây ra các dấu hiệu hoặc triệu chứng. Ở nam giới, nguy cơ tăng sau tuổi 45. Ở phụ nữ, nguy cơ tăng sau 55 tuổi.
  • Tiền sử gia đình có người mắc bệnh tim sớm. Nguy cơ xơ vữa động mạch của bạn tăng lên nếu cha hoặc anh trai của bạn được chẩn đoán mắc bệnh tim trước 55 tuổi, hoặc nếu mẹ hoặc chị gái của bạn được chẩn đoán mắc bệnh tim trước 65 tuổi

Phần lớn các yếu tố nguy cơ đến từ thói quen ăn uống của chúng ta

Mặc dù tuổi tác và tiền sử gia đình là những yếu tố nguy cơ, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn sẽ bị xơ vữa động mạch nếu có một hoặc cả hai. Kiểm soát các yếu tố nguy cơ khác và duy trì lối sống lành mạnh thường xuyên có thể làm giảm ảnh hưởng của yếu tố di truyền, đồng thời ngăn ngừa chứng xơ vữa động mạch ngay cả ở những người lớn tuổi.
Các nghiên cứu cho thấy ngày càng có nhiều trẻ em và thanh niên có nguy cơ bị xơ vữa động mạch. Điều này là do một số nguyên nhân, bao gồm cả tỷ lệ béo phì ở trẻ em hiện gia tăng.

Các yếu tố nguy cơ mới nổi

Các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu các yếu tố nguy cơ khác có thể gây ra xơ vữa động mạch. Mức độ cao của một loại protein được gọi là protein phản ứng C (CRP) trong máu có thể làm gia tăng nguy cơ xơ vữa động mạch và đau tim.

  • Mức protein phản ứng C cao (CRP) không dự đoán tốt mức độ xơ vữa động mạch nhưng có thể tiên đoán được nguy cơ xảy ra các biến cố thiếu máu. Nếu không có tình trạng viêm kèm theo, CRP cao gợi ý nguy cơ vỡ mảng xơ vữa cao, quá trình loét và hình thành huyết khối đang xảy ra hoặc bạch cầu lympho và đại thực bào đang hoạt động mạnh. Bản thân CRP dường như không có vai trò trực tiếp gây xơ vữa động mạch. Mức CRP cao là một dấu hiệu của tình trạng viêm trong cơ thể. Viêm là phản ứng của cơ thể đối với chấn thương hoặc nhiễm trùng. Tổn thương thành trong của động mạch dường như kích hoạt tình trạng viêm và giúp mảng bám phát triển.
    Những người có mức CRP thấp cũng có thể phát triển chứng xơ vữa động mạch với tốc độ chậm hơn những người có mức CRP cao. Nghiên cứu đang được tiến hành để tìm hiểu xem liệu việc giảm viêm và giảm mức CRP cũng có thể làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch hay không.
  • Lipoprotein (a) là chất gây xơ vữa và yếu tố nguy cơ độc lập của bệnh tim mạch, bao gồm nhồi máu cơ tim, đột quỵ và hẹp van động mạch chủ. Nó có cấu trúc tương tự như LDL, nhưng chứa thành phần apolipoprotein (a) ưa nước liên kết cộng hóa trị với apolipoprotein B100 kị nước. Nồng độ Lp (a) được quyết định bởi di truyền và hằng định gần như suốt đời. Mức Lp (a) trên 50 mg / dL được coi là có nguy cơ gây bệnh.
    Apolipoprotein (B) có hai đồng phân: apoB-100, được tổng hợp trong gan, và apoB-46, được tổng hợp trong ruột. ApoB-100 có thể gắn với thụ thể của LDL và chịu trách nhiệm vận chuyển cholesterol. Nó cũng chịu trách nhiệm vận chuyển các phospholipid bị oxy hoá và có tính chất tiền viêm. Sự hiện diện của apoB trong thành động mạch được cho là khởi đầu của tổn thương xơ vữa động mạch

Các yếu tố khác ảnh hưởng đến xơ vữa động mạch

Các yếu tố khác cũng có thể làm tăng nguy cơ bị xơ vữa động mạch, chẳng hạn như:

  • Chứng ngưng thở lúc ngủ. Ngưng thở khi ngủ là một rối loạn gây ra một hoặc nhiều lần ngừng thở hoặc thở nông trong khi ngủ. Chứng ngưng thở khi ngủ không được điều trị có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, tiểu đường và thậm chí là đau tim hoặc đột quỵ.
  • Căng thẳng/Stress. Nghiên cứu cho thấy rằng nguyên nhân gây ra cơn đau tim được báo cáo phổ biến nhất là một sự kiện gây khó chịu về mặt cảm xúc, đặc biệt là sự kiện liên quan đến sự tức giận.
  • Rượu. Uống nhiều rượu bia có thể làm tổn thương cơ tim và làm trầm trọng thêm các yếu tố nguy cơ khác gây xơ vữa động mạch.

Căng thẳng hay stress thường xuyên khiến bạn dễ mắc các bệnh về tim mạch nhiều hơn

Ngăn ngừa rủi ro đối với xơ vữa động mạch

Hành động để kiểm soát các yếu tố nguy cơ của bạn có thể giúp ngăn ngừa hoặc làm chậm quá trình xơ vữa động mạch và các bệnh liên quan của nó. Nguy cơ bị xơ vữa động mạch của bạn tăng lên cùng với số lượng các yếu tố nguy cơ mà bạn có.

Khám sàng lọc

Ở bệnh nhân có nguy cơ xơ vữa động mạch nhưng không có triệu chứng thiếu máu thì giá trị của các thăm dò cận lâm sàng ngoài xét nghiệm lipid máu vẫn chưa rõ ràng. Mặc dù các thăm dò chẩn đoán hình ảnh nhằm phát hiện mảng xơ vữa (như đo độ dày lớp áo trong và áo giữa động mạch cảnh qua siêu âm) đang được nghiên cứu, chúng chưa thực sử cải thiện khả năng dự đoán biến cố thiếu máu so với các biện pháp công cụ dự đoán truyền thống dựa theo yếu tố nguy cơ, do vậy vẫn chưa được khuyến cáo sử dụng. Một ngoại lệ là chụp CT đánh giá vôi hóa mạch vành, là thăm dò có nhiều bằng chứng cho thấy có thể cải thiện phân tầng nguy cơ và hữu ích trong quyết định sử dụng statin ở một số bệnh nhân nhất định (ví dụ bệnh nhân có nguy cơ mức độ trung bình, tiền sử gia đình có bệnh tim mạch sớm).
Đa số khuyến cáo đề nghị làm xét nghiệm lipid máu để sàng lọc nguy cơ ở các bệnh nhân có một trong các đặc điểm sau:

  • Đàn ông ≥ 40 tuổi
  • Phụ nữ ≥ 50 tuổi và phụ nữ sau mãn kinh
  • Đái tháo đường type 2
  • Gia đình có tiền sử tăng cholesterol máu gia đình hoặc bệnh tim mạch sớm (ví dụ: tuổi khởi phát <55 ở người nam, hoặc <65 tuổi ở nữ có quan hệ huyết thống trực hệ)
  • Hội chứng chuyển hóa (béo phì, tăng mỡ máu …)
  • Tăng huyết áp
  • Có tình trạng viêm mãn tính

Hiện nay, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) khuyến cáo sử dụng các phương trình đánh giá nguy cơ tổng hợp để ước lượng nguy cơ suốt đời và 10 năm sau của bệnh tim mạch do xơ vữa (AHA risk calculator plus). Công cụ này đã thay thế các công cụ tính điểm nguy cơ trước kia (ví dụ, điểm Framingham). Bảng điểm mới dựa trên giới tính, tuổi, chủng tộc, cholesterol toàn phần và HDL, huyết áp tâm thu (có đang điều trị tăng huyết áp hay không), đái tháo đường, tình trạng hút thuốc. Các khuyến cáo của Hiệp hội Tim mạch Châu Âu (ESC) và Hiệp hội Xơ vữa động mạch Châu Âu (EAS) năm 2016 gợi ý sử dụng thang điểm SCORE để ước tính nguy cơ biến cố nghiêm trọng do xơ vữa đầu tiên trong 10 năm, dựa trên tuổi, giới, tình trạng hút thuốc, huyết áp tâm thu và cholesterol toàn phần. Đối với bệnh nhân có nguy cơ trung bình, đo lipoprotein (a) được khuyến cáo thực hiện để cải thiện phân loại.
Albumin niệu (Albumin trong nước tiểu >30 mg/24 giờ) là dấu hiệu chỉ điểm cho rối loạn chức năng thận tiến triển, cũng như yếu tố tiên lượng tử vong do tim mạch cũng như không do tim mạch. Tuy nhiên mối quan hệ trực tiếp giữa albumin niệu và xơ vữa động mạch vẫn chưa được xác định rõ.

khám bệnh định kỳ

Khám sàng lọc ở độ tuổi có nguy cơ giúp phát hiện bệnh xơ vữa động mạch

Ngăn ngừa rủi ro như thế nào?

Một cách bạn có thể thực hiện là áp dụng lối sống lành mạnh, có thể bao gồm:

  • Thực phẩm tốt cho tim mạch. Áp dụng thói quen ăn uống lành mạnh cho tim, bao gồm ăn các loại trái cây và rau quả khác nhau, ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da, hải sản, sữa và các sản phẩm từ sữa không béo hoặc ít béo. Một chế độ ăn uống lành mạnh cho tim là ít natri, có thêm chất béo Omega-3 và ngũ cốc tinh chế. Tuân theo một chế độ ăn uống lành mạnh cho tim là một phần quan trọng của lối sống lành mạnh. (Xem thêm: Ăn gì tốt cho sức khỏe tim mạch?)
  • Hoạt động thể chất. Hãy hoạt động thể chất nhiều nhất có thể. Hoạt động thể chất có thể cải thiện mức độ tập luyện và sức khỏe của bạn. Hãy hỏi bác sĩ của bạn những loại và số lượng hoạt động nào là an toàn cho bạn. (Xem thêm: Lối sống tốt cho trái tim khỏe mạnh)
  • Từ bỏ thuốc lá. Nếu bạn đang hút thuốc, hãy bỏ thuốc lá. Hút thuốc có thể làm tổn thương và gây co thắt các mạch máu và làm tăng nguy cơ bị xơ vữa động mạch. Nói chuyện với bác sĩ của bạn về các chương trình và sản phẩm có thể giúp bạn bỏ thuốc lá. Ngoài ra, hãy cố gắng tránh hít phải khói thuốc thụ động.
  • Kiểm soát cân nặng. Nếu bạn bị thừa cân hoặc béo phì, hãy làm việc với bác sĩ để lập một kế hoạch giảm cân hợp lý. Kiểm soát cân nặng giúp bạn kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây xơ vữa động mạch.

Các bước khác có thể ngăn ngừa hoặc trì hoãn quá trình xơ vữa động mạch bao gồm biết tiền sử gia đình bạn bị xơ vữa động mạch. Nếu bạn hoặc ai đó trong gia đình bạn mắc bệnh liên quan đến xơ vữa động mạch, hãy nói với bác sĩ của bạn.
Nếu thay đổi lối sống là không đủ, bác sĩ có thể kê đơn thuốc hoặc thực phẩm chức năng để kiểm soát các yếu tố nguy cơ xơ vữa động mạch của bạn.

ho-tro-suc-khoe-bang-neurocard-max

TPBVSK Neurocard Max có chứa hoạt chất Bacopa Monnieri (Bacomind®) và Omega 3 (VIVOMEGA®) giúp hỗ trợ ngăn ngừa các nguy cơ gây tổn hại lên hệ tim mạch. Để được tư vấn kỹ hơn, vui lòng để lại thông tin và câu hỏi ở phía dưới.

Nguồn: Bác sĩ Đặng Minh Tuấn

Chuyên gia tư vấn

    0981641461
    Liên hệ