Đại dịch Covid 19 đã tạo nên một cuộc khủng hoảng lớn trên toàn thế giới. Trường học đóng cửa, bệnh viện quá tải, làm việc tại nhà, học sinh phải học trực tuyến… Giảm áp lực trong học tập là việc cần được phụ huynh quan tâm. Bởi vì số lượng trẻ em bị stress, căng thẳng ngày càng gia tăng. DS Nguyễn Thị Minh – Chuyên gia Neurocard Max chia sẻ những bí quyết giúp giảm áp lực học trực tuyến cho trẻ thời covid.
Những nguyên nhân trẻ bị áp lực trong việc học trực tuyến
Theo thống kê 6 tháng đầu năm 2021 của Bệnh viện Tâm thần Trung ương – Hà Nội. Trong thời gian qua thì có đến 30% đối tượng là học sinh, sinh viên đến khám do có biểu hiện tâm lý bất thường và chủ yếu là do ảnh hưởng bởi đại dịch khiến các em phải ở nhà thời gian dài, áp lực trong việc học trực tuyến.
Áp lực học trực tuyến gây ảnh hưởng tâm lý ở trẻ
Nguyên nhân tạo nên áp lực trong việc học trực tuyến của trẻ:
- Không được giao tiếp với bạn bè: Hoc tập trực tuyến khiến trẻ không có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với bạn trong lớp, tạo cảm giác cô đơn và bị cô lập. Tình trạng sẽ càng tệ hơn nếu bố mẹ không kịp thời chia sẻ cùng trẻ.
- Học cách thích ứng và sử dụng công nghệ trong thời gian ngắn: Học trực tuyến đồng nghĩa với việc tiếp xúc với công nghệ thông tin và bảng điện tử thường xuyên khiến trẻ phải xử lý khối lượng công việc nhiều hơn so với học tại trường.
- Ảnh hưởng từ cha mẹ: Đại dịch covid tạo nên làn sóng stress, rối loạn lo âu cho các bậc phụ huynh, sự lo lắng về kinh tế tài chính tới sức khỏe của cả gia đình. Không thể tránh khỏi sự la mắng thường xuyên và đôi khi là bất hợp lý từ cha mẹ, khiến trẻ bị tự ti và càng tạo thêm áp lực học tập.
- Thay đổi môi trường học tập: Trước kia học trên trường, trẻ có thể thoải mái dơ tay phát biểu ý kiến cá nhân hoặc giải quyết vấn đề nhanh chóng. Nhưng đối với học trực tuyến điều đó bị hạn chế rất nhiều.
- Sự giám sát của cha mẹ: Đối với một số gia đình, bố mẹ phải làm việc tại nhà do dịch bệnh, con cái sẽ học trực tuyến dưới sự giám sát của cả cha mẹ và thầy cô, khiến trẻ cảm giác bị kiểm soát quá mức.
Bố mẹ la mắng tạo áp lực khiến trẻ không có hứng thú học tập
Nếu những áp lực của việc học trực tuyến không được xử lý kịp thời, nó có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề hơn trong cuộc sống của trẻ. Cha mẹ cần quan tâm và tìm ra giải pháp giúp giảm áp lực trong học tập cho trẻ càng sớm càng tốt.
Tổng hợp những cách giảm áp lực trong học trực tuyến cho trẻ thời covid
Theo chuyên gia Neurocard Max – DS Nguyễn Thị Minh, bí quyết giúp giảm áp lực học trực tuyến cho trẻ thời covid cha mẹ cần tham khảo:
Giảm áp lực bằng cách dành thời gian cho trẻ:
Trong thời điểm covid các mối giao tiếp của trẻ chủ yếu là với người thân trong gia đình. Hãy dành nhiều thời gian rảnh rỗi chia sẻ cùng con, khuyến khích con phát biểu ý kiến cá nhân để hiểu rõ điều con bạn cần nhé.
Giảm áp lực bằng cách không la mắng:
Học trực tuyến có thể làm giảm khả năng tiếp thu và không đạt thành tích như sự kỳ vọng của bố mẹ. Đừng vội la mắng con mà hãy nói chuyện với trẻ, tìm ra nguyên nhân làm quá trình học tập của con giảm sút. Tránh tạo áp lực về kết quả khiến trẻ bị tự ti và gây nên sự chán nản trong học tập.
Giảm áp lực bằng cách khích lệ và động viên:
Khi con làm tốt môn nào đó, dù là môn ngoại khóa, hãy khen ngợi và động viên. Điều này giúp trẻ hứng thú học tập nhiều hơn.
Giáp áp lực bằng cách sắp xếp thời gian giải trí:
Khi trẻ vừa kết thúc tiết học, đừng vội ép con làm bài tập hay kiểm tra lại kiến thức. Hãy dành thời gian cho con nghỉ ngơi, cho con được tự do chơi theo sở thích. Tránh tạo áp lực và kéo dài thời gian học của con.
Giảm áp lực bằng cách duy trì kết nối giao tiếp giữa trẻ với bạn bè:
Cha mẹ có thể kết nối với giáo viên, tạo nên các sân chơi hay hoạt động nhóm. Giúp trẻ có thêm không gian giao tiếp với bạn bè khi làm việc nhóm. Việc này sẽ giúp con giảm bớt căng thẳng bởi áp lực học tập rất hiệu quả.
Giảm áp lực bằng cách để trẻ chịu trách nhiệm:
Học trực tuyến cũng là một cách giúp trẻ tạo dựng tính độc lập hơn. Hãy trao cho con sự quyết định mang tính chất cá nhân như con có thể tự sắp xếp thời gian thời khóa biểu sinh hoạt hàng ngày, chủ động thời gian làm và nộp bài cho cô… Điều này sẽ giúp con có trách nhiệm hơn với bản thân. Con sẽ không cảm thấy áp lực bởi sự giám sát của cha mẹ. Một số giai đoạn phát triển, trẻ thường thích được tự mình làm chủ quyết định của mình. Nhưng cha mẹ vẫn nên theo sát con và can thiệp khi cần nha.
Tùy thuộc vào tính cách và độ tuổi của trẻ mà cha mẹ chọn cho con mình những cách giảm áp lực học tập cho trẻ hiệu quả nhé.
>Xem thêm: Những cách tạo hứng thú học tập cho bé tại nhà hiệu quả không ngờ
Kết luận
Không thể phủ nhận những lợi ích từ việc học trực tuyến trong giai đoạn dịch bệnh này. Bởi nó giúp trẻ được ôn tập lại bài giảng của thầy cô giáo, cha mẹ có cơ hội học cùng con để hiểu con hơn, không làm gián đoạn việc học của con do dịch bệnh kéo dài, giải quyết nỗi lo lắng của cha mẹ về việc học của con khi dịch bệnh còn phức tạp… Mặc dù vậy, để giúp trẻ thích ứng với việc thay đổi môi trường học này trong thời gian ngắn là điều rất khó. Các bậc phụ huynh cần kết hợp thầy cô giáo quan tâm tới trẻ hơn, tìm ra các phương pháp làm giảm áp lực trong học tập tạo thêm hứng thú học tập cho trẻ hơn.