Việc đối mặt với áp lực công việc luôn khiến những người gặp tình trạng này cảm thấy rơi vào bế tắc, mệt mỏi và chán trường rất khó để vực dậy. Thực tế, tình trạng áp lực công việc ngày càng phổ biến trong một xã hội phát triển đòi hỏi con người ngày càng phải phấn đấu hơn để tránh bị đào thải bởi những cá nhân xuất sắc hơn. Trong khuôn khổ bài viết này hãy cùng tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và cách vượt qua tình trạng áp lực công việc cùng Neurocard Max nhé.
Áp lực công việc là gì?
Khái niệm “Áp lực công việc” được sử dụng rất nhiều trong thời gian gần đây nhưng hầu như ít ai biết chính xác định nghĩa của khái niệm này và nó diễn ra như thế nào. Áp lực công việc được coi là một trạng thái căng thẳng có tính chất chủ quan, liên quan đến việc thực hiện các nhiệm vụ công việc phải xử lý ở thời điểm hiện tại hoặc công việc dự kiến ở tương lai.
Áp lực bởi công việc được cho là tình trạng sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần luôn ở mức thấp nhất khiến ai gặp phải lúc nào cũng trong tình trạng stress, mệt mỏi, chán chường hoặc thậm trí là suy sụp khi nhắc tới công việc của mình.
Xem thêm: Stress ảnh hưởng như thế nào đến công việc và cuộc sống?
Thực trạng áp lực công việc hiện nay:
Tình trạng áp lực trong công việc đang diễn ra khá phổ biến tại nước ta. Mệt mỏi áp lực không chỉ về thể chất mà còn là mệt mỏi về tinh thần theo các chuyên gia nhận định:
Mệt mỏi, áp lực công việc khiến con người trở nên uể oải, mất năng lượng và kéo theo là động lực làm việc cũng trở thành con số không. Khi mệt mỏi, tinh thần sẽ trở nên căng thẳng, dễ sao nhãng và khó nghiêm túc làm việc.
Khi tình trạng này kéo dài nhiều ngày, thậm chí nhiều tuần, mặc dù đã ngủ đủ giấc, mệt mỏi áp lực công việc vẫn sẽ khiến con người cảm thấy lo lắng, chán nản và dẫn đến kiệt sức. Sự ảnh hưởng đến tinh thần là không hề nhỏ.
Bất cứ ai cũng có thể cảm thấy mệt mỏi trong công việc. Mệt mỏi trong công việc là trạng thái mệt mỏi liên tục và không dễ dàng biến mất. Cuối cùng, nó xâm nhập vào các khía cạnh khác trong cuộc sống và khiến bạn khó tập trung, cảm thấy không có động lực và thậm chí là không muốn tiếp tục với công việc.
Để tránh những hậu quả xấu của việc áp lực công việc, bạn nên sắp xếp thời gian gặp những chuyên gia & bác sĩ tâm lý để được đánh giá và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây ra tình trạng áp lực công việc:
Những nguyên nhân phổ biến của áp lực công việc được cho là:
- Khối lượng công việc được giao luôn quá tải với năng lực và thực trạng hiện tại.
- Luôn phải tăng ca, khoảng thời gian làm việc diễn ra kéo dài và căng thẳng.
- Cấp trên tỏ ra khắt khe, luôn đòi hỏi và gây áp lực với nhân viên cấp dưới.
- Môi trường làm việc có chế độ đãi ngộ không đủ tốt và không ổn định.
Những biểu hiện của áp lực công việc có thể bạn chưa biết:
1. Cảm thấy người hay đau nhức:
Nguyên nhân chính của các cơn đau nhức có thể là do chiếc ghế làm việc không thoải mái hoặc các phương pháp tập thể dục bị sai tư thế. Tuy nhiên, nếu bạn không tìm ra nguyên nhân chính tại sao mình bị đau nhức thì rất có thể là do bạn đang phải chịu quá nhiều áp lực về công việc. Trên thực tế, tâm lý stress có thể ảnh hưởng đến thể chất nhiều hơn bạn nghĩ. Trong đó, những cơn đau nhức không rõ lý do chính là dấu hiệu chứng tỏ bạn đã làm việc quá tải.
2. Bạn cảm thấy ăn không ngon miệng:
Nếu bạn thường xuyên bỏ bữa trưa vì không thấy đói, đây có thể là dấu hiệu bạn bị áp lực công việc. Khi phải xoay xở với deadline, bạn ưu tiên công việc hơn cả nhu cầu ăn uống của mình. Không những cảm thấy chán ăn hay ăn không ngon miệng, bạn còn có xu hướng chọn các loại thức ăn nhanh không tốt cho sức khỏe.
3. Áp lực công việc khiến bạn mất ngủ:
Áp lực công việc khiến bạn thường xuyên phải làm overtime đến khuya. Điều này làm bạn luôn vật lộn vào buổi sáng vì không thể đi làm đúng giờ. Một vòng tròn luẩn quẩn khiến bạn vừa mệt mỏi vì thiếu ngủ, vừa căng thẳng khi không thể tuân theo đúng nội quy giờ giấc của công ty. Tình hình sẽ tệ hơn nếu bạn nằm mơ thấy sếp la mắng mình hay gặp ác mộng công việc vào buổi đêm.
4. Cảm thấy đơn độc trong công ty:
Giáo sư tâm lý học John T.Cacioppo, tác giả của quyển “Loneliness: Human Nature and the Need for Social Connection” (Sự cô đơn: Bản tính tự nhiên và nhu cầu kết nối xã hội) cho biết cảm giác không được công nhận có thể dẫn đến sự cô đơn. Khi bạn bỏ ra quá nhiều công sức nhưng chế độ đãi ngộ hay sự thừa nhận của cấp trên không như bạn kỳ vọng, bạn sẽ bị rơi vào “ốc đảo cô đơn” giữa công ty.
5. Cảm lạnh liên tục:
Khi cơ thể bạn chịu quá nhiều áp lực, hệ thống miễn dịch của bạn có thể bị tổn hại. Cơ thể bạn dường như dồn hết năng lượng để đương đầu với áp lực công việc nên không còn đủ sức đề kháng để ngăn ngừa bệnh tật. Nếu thể trạng yếu, bạn sẽ dễ bị ốm vặt như cảm lạnh.
6. Đổ mồ hôi khi gặp áp lực công việc:
Áp lực công việc có thể kích hoạt phản ứng “chiến đấu hay bỏ chạy” trên cơ thể. Điều này gây ra sự gia tăng của adrenaline, khiến bạn đổ mồ hôi. Các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể lý giải rõ mối quan hệ giữa áp lực công việc và tình trạng đổ mồ hôi. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng mùi do mồ hôi tạo ra có thể là một tín hiệu cho những người khác rằng có nguy hiểm xung quanh.
7. Làm việc một cách chậm chạp:
Bạn cảm thấy nóng ruột khi áp lực công việc ngày càng tăng mà tốc độ làm việc của mình lại vẫn chậm chạp. Sếp bạn có thể đánh giá bạn “lười biếng” mặc dù bạn luôn dành rất nhiều thời gian cho công việc, thậm chí có khi thức đến sáng. Đây là dấu hiệu của hiệu ứng “đóng băng” khi bạn bị stress. Hiệu ứng này cũng giống như khi bạn soi đèn pha vào con thỏ, dù nó rất hoảng sợ nhưng vẫn đứng yên. Đối mặt với áp lực “chiến đấu hay bỏ chạy”, bạn thậm chí bị tê cứng không biết mình nên làm gì!
9. Áp lực công việc khiến bạn dễ gắt gỏng:
Nếu bạn có biểu hiện gắt gỏng khác với tính cách hàng ngày, nguyên nhân có thể là vì áp lực công việc. Cảm giác ấm ức, giận dữ và mệt mỏi có thể tích tụ lâu ngày và bùng nổ chỉ vì một lý do nhỏ nhặt. Giống như giọt nước tràn ly, bạn có thể nổi nóng với đồng nghiệp hoặc buột miệng nói lời khó nghe với cấp trên. Nếu không kiểm soát tốt cảm xúc, bạn có thể quyết định thôi việc ngay sau khi xảy ra xung đột.
10. Bạn suy nghĩ nghiêm trọng hóa mọi thứ:
Những suy nghĩ tiêu cực thường tấn công bạn ồ ạt khi bị stress. Khi bị cấp trên phê bình, bạn có thể nghĩ rằng “sếp ghét mình” hay thậm chí “sếp sắp sa thải mình”. Thực tế, những kịch bản này chỉ xuất hiện trong đầu bạn. Áp lực công việc càng tăng cao, mức độ tiêu cực của ý nghĩ lại càng phóng đại quá mức.
11. Đầu óc quay cuồng:
Tình trạng chóng mặt có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý. Song, đây cũng là một trong những dấu hiệu không thể bỏ qua khi bị stress công việc. Stress khiến hơi thở nông hơn, nhịp tim đập nhanh hơn. Tình trạng hít thở dồn dập khiến các động mạch co lại, lưu lượng máu đến não suy giảm. Điều này có thể gây ra cảm giác đau đầu nhẹ hoặc nặng hơn là đầu óc quay cuồng.
Những hậu quả của tình trạng áp lực công việc:
1. Tinh thần giảm sút
Người bị áp lực công việc thường khó tập trung khi làm việc, rối loạn giấc ngủ, dễ cáu kỉnh, không hài lòng về công việc, xuống tinh thần.Khi có dấu hiệu mất ngủ hoặc ngủ không không ngon giấc nhiều ngày, đôi khi còn gặp ác mộng thì đây là dấu hiệu quan trọng cho thấy bạn đang suy nhược tâm thần và nguy cơ cao mắc các rối loạn tâm lý.
Biểu hiện nặng thường là hay lo âu, mất hết sự tự tin, mất động cơ làm việc, cảm giác thất vọng, dễ bị kích thích, dễ giận dữ, thậm chí lạm dụng rượu hay chất gây nghiện. Đối với những người hướng ngoại, khi mới gặp căng thẳng thường sử dụng chất kích thích để thư giãn, nhưng lâu dần bia rượu hoặc các chất gây nghiện là giải pháp tạm thời, vì nó không giúp bạn giải quyết tận gốc vấn đề nên bạn tìm nó nhiều hơn và lệ thuộc vào nó và chỉ còn cảm giác thèm muốn sử dụng để giải tỏa tâm trạng.
Nếu người bị áp lực không được chữa trị kịp thời thường sẽ có những hậu quả như: trầm cảm, lo âu, rối loạn tâm thần, xuất hiện những cảm xúc tiêu cực như tự đánh giá thấp bản thân, cảm giác không ai có thể giúp mình được và tuyệt vọng.
Điều này gây phiền phức rất nhiều cho bản thân người bị và cả những người xung quanh như gia đình, bạn bè..
2. Sức khỏe suy giảm
Khi tinh thần căng thẳng, mệt mỏi, cơ thể cũng sẽ có những lối loạn nghiêm trọng:
- Các hormone do áp lực, mệt mỏi gây ra khiến cho cơ thể bị rơi vào tình trạng kích thích quá mức, làm gián đoạn sự cân bằng giữa hai trạng thái ngủ – thức. Sự căng thẳng thường trực khiến cơ thể mệt mỏi, đầu óc không tỉnh táo khiến bạn làm việc không thể tập trung. Dần dần trở nên khó tập trung hơn, hay đãng trí rồi bị quở trách hoặc làm việc không hiệu quả. Tiếp tục chán nản hơn với công việc và lo lắng liên tục về việc không thể hoàn thành tốt.
- Vì mất ngủ, tinh thần mệt mỏi nên trí nhớ bị suy giảm, kém tập trung. Lâu dần, dẫn đến tình trạng rối loạn về tâm lý khiến người bệnh không kiềm chế cảm xúc, dễ cáu giận, nổi nóng vô cớ với, tâm lý chán nản và bắt đầu xa rời những mối quan hệ hiện tại đang có. Nếu lâu dài có thể dẫn đến những bệnh lý nguy hiểm như: trầm cảm, suy giảm trí nhớ,..
- Khi bị áp lực hay stress, tim giải phóng hormone cortisol, làm xuất hiện các bệnh cao huyết áp, béo phì và tiểu đường. Đây chính là lý do người bị áp lực công việc, người hay mệt mỏi, stress là đối tượng có nguy cơ cao bị mắc các bệnh tim mạch nguy hiểm.
- Vấn đề tiêu hóa: Khi bị áp lực công việc, bạn sẽ khó chú tâm vào chế độ ăn uống của bản thân, khiến sức đề kháng của cơ thể giảm sút và dễ gặp các vấn đề tiêu hóa do ăn uống không điều độ, ăn không có giờ giấc..
- Chứng bệnh thường gặp nhất của người stress là bị rối loạn tiêu hóa và viêm loét dạ dày, đau buốt đầu mãn tính đặc biệt mỗi khi có sự khó chịu trong cơ thể hoặc yếu tố ngoại cảnh, đều là những bệnh nguy hiểm.
3. Chất lượng công việc đi xuống
Áp lực công việc ảnh hưởng về cả thể chất lẫn tinh thần. Vì vậy mà chất lượng công việc nhiều khi cũng không được đảm bảo.
Người bị áp lực thường tinh thần không được tỉnh táo, khó tập trung khi làm. Khi tinh thần không được thoải mái thì trí óc sẽ không thể hoạt động một cách hiệu quả, vì thế người làm việc dễ mắc phải sai lầm trong công việc.
Thế nên trong công việc nếu nhẹ thì bị sai sót ở mức độ sửa chữa được, nặng thì có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng không lường trước được.
Cách vượt qua áp lực công việc hiệu quả:
1. Lập kế hoạch làm việc khoa học
Ưu tiên những việc quan trọng cần làm trước và phân chia thời gian hoàn thành công việc phù hợp. Kế hoạch làm việc khoa học sẽ giúp tập trung vào công việc và quản lý thời gian tốt hơn. Bên cạnh đó, cũng nên dành ra một chút thời gian trống trong lịch trình để giải quyết các sự việc bất ngờ có thể xảy ra.
Đây cũng là cách giúp cân bằng giữa công việc và cuộc sống, là rất quan trọng để chống lại sự mệt mỏi trong công việc. Dành thời gian cho sở thích và những công việc có ý nghĩa khác cũng sẽ giúp bạn trở nên sáng tạo, tập trung hơn và thậm chí làm việc hiệu quả hơn vào ngày hôm sau.
2. Học cách thư giãn và tìm lại hứng thú
Khi thấy mệt mỏi hoặc thấy căng thẳng, hãy tạm thời gạt bỏ công việc qua một bên và quan tâm đến sở thích của bản thân. Bạn cũng có thể tham gia vào các hoạt động thể dục thể thao, trò chuyện với bạn bè, nghe nhạc, xem phim… để tinh thần được thoải mái hơn và lấy lại hứng thú làm việc.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng các hoạt động như thiền và yoga có thể giúp giảm căng thẳng và lo lắng dẫn đến mệt mỏi trong công việc.
Nên luyện tập thường xuyên và có kế hoạch, vào buổi sáng hoặc trước khi đi ngủ, sẽ có tác dụng lâu dài. Những người tập yoga cho biết họ cảm thấy tinh thần thoải mái, minh mẫn hơn 86% so với những người không tập luyện.
3. Hãy biết nói lời từ chối
Chúng ta đang sống trong một xã hội nơi mà nhiều người phải gồng mình lên để hoàn thành hết những công việc đã “trót” nhận. Chắc chắn điều này có lợi cho bạn về sau này, nhưng liên tục nhận lời và rồi đầu bù tóc rối với công việc (ngay cả khi đây là công việc bạn hàng mong ước) thì bạn sẽ rơi vào tình trạng stress rất nhanh và thậm chí là rơi rất sâu. Nên tốt nhất, bạn hãy học cách nói “không” với một số lời mời hay lời đề nghị.
Kỹ năng từ chối rất quan trọng đối với mỗi người, nó giúp bạn giảm áp lực công việc vì không ôm đồm quá nhiều thứ cùng lúc. Nếu thấy không thể nhận thêm việc, bạn cần từ chối thẳng thắn với sếp. Học cách từ chối quan trọng không kém những kỹ năng mềm khác. Đừng nhận nhiều việc nhưng không thể hoàn thành nó, điều này sẽ càng khiến bạn mất điểm hơn.
4. Chế độ ăn uống khoa học
Chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp bạn giải tỏa stress, áp lực công việc. Ăn uống khoa học cũng làm tăng sức đề kháng của cơ thể và tinh thần thoải mái hơn.
Hãy ăn ít nhất hai loại trái cây và ba loại rau củ mỗi ngày. Ví dụ, một quả chuối cung cấp vitamin B6 giúp cơ thể tạo ra serotonin tăng cường tâm trạng.
5. Chia sẻ với người khác
Hãy chia sẻ cảm xúc và mối lo âu mà bạn đang gặp phải với người bạn đời, thành viên trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp.., có thể với bất kỳ ai mà bạn muốn, chỉ cần bạn cảm thấy thoải mái khi tâm sự với họ. Đừng ngại chia sẻ khó khăn.
Khi căng thẳng dồn dập đè lên đầu bạn, việc nói chuyện, chia sẻ với một ai đó sẽ khiến bạn cảm thấy nhẹ nhõm hơn. Đôi khi còn giúp bạn tìm ra cách giải quyết những vấn đề mình đang gặp phải.
6. Trau dồi khả năng giải quyết công việc
Khả năng giải quyết công việc kém là nguyên nhân chính khiến không ít người rơi vào trạng thái lo lắng, áp lực khi công việc chưa được hoàn thành. Nếu muốn tránh tình trạng này bạn phải không ngừng trau dồi khả năng giải quyết công việc để giúp tinh thần lạc quan, vượt qua áp lực và tự tin hơn vào khả năng của mình.
Có thể trau dồi bằng cách học tập thêm, tự nâng cao kinh nghiệm bản thân hoặc học hỏi từ chính những người xung quanh như cấp trên, đồng nghiệp,…
Rèn luyện sự chú tâm cho mỗi hoạt động ở hiện tại. Bất cứ hành động nào mà bạn đang thực hiện chỉ cần tập trung hoàn toàn trong quá trình làm nó. Giảm bớt việc suy nghĩ luẩn quẩn, miên man về các vấn đề căng thẳng hoặc tiêu cực mà bản thân gặp phải. Đơn giản, thay vì suy nghĩ hãy lựa chọn làm một công việc dọn dẹp nhà nếu bạn là người ưa ngăn nắp, chăm sóc thú cưng hoặc làm đồ chơi cho chúng nếu bạn thích thú cưng.
Gặp và Tư vấn cùng Chuyên gia Tâm lý
Khi tình trạng mệt mỏi kéo dài trong hơn vài tuần, dù đã cố gắng khắc phục nhưng không có hiệu quả, bạn nên gặp và thăm khám cùng với các Chuyên gia Tâm lý.
Trên đây là nguyên nhân, biểu hiện và giải pháp để giúp bạn có thể mau chóng vượt qua được tình trạng áp lực công việc. Chúng tôi chúc bạn sớm giải quyết được vấn đề để có thể thăng tiến hơn trong công việc.