Áp lực trong học tập: Thực trạng, hậu quả ảnh hưởng tới trẻ

Áp lực học tập

Gần đây, có những sự việc rất đáng tiếc xảy ra với trẻ vị thành niên do bị những áp lực học tập đè nặng, thi đua và thành tích. Đặc biệt cần kể đến, đã có những đứa trẻ đã chọn từ biệt cõi tạm là cách tốt nhất để giải thoát tốt nhất một phần do trẻ ở lứa tuổi vị thành niên thường sẽ rất nhạy cảm, có tính tự trọng và tự lập cao và một phần không nhỏ do phụ huynh và môi trường tác động. Đây cũng là một hồi chuông báo động tới bậc cha mẹ trong việc cần quan tâm hơn nữa tới tâm sinh lý của trẻ. 

Áp lực học tập ở trẻ

Trong khuôn khổ bài viết này, Neurocard Max sẽ trình bày về thực trạng, nguyên nhân và mẹo giúp giảm bớt áp lực học tập cho trẻ mà phụ huynh cần lưu ý.

Thực trạng về áp lực học tập ở học sinh hiện nay:

Có thể ai cũng biết, xã hội ngày nay càng tiến bộ và phát triển để đáp ứng mọi nhu cầu sống hiện tại đồng nghĩa với việc đòi hỏi con người phải không ngừng học tập để bắt kịp được thời đại. Trong khi đó, cha mẹ luôn là người đặt nhiều kỳ vọng vào con cái của mình nhất, luôn có xu hướng so sánh, hãnh diện và và làm thỏa mãn cái tôi của mình bằng việc không ngừng thúc ép con học tập qua việc đăng ký thật nhiều lớp học thêm, đặt ra những luật lệ và luôn không hài lòng với kết quả học tập thi cử của con. Bởi vậy, áp lực học tập luôn đè nặng trên vai của bất cứ cô cậu học sinh nào.

Trẻ em ở Việt Nam thời điểm hiện tại đã được cho đi học thêm từ rất sớm. Ngay từ mẫu giáo, nhiều trẻ đã phải học thêm về tiếng Anh, âm nhạc,… Cho đến khi tới tuổi đến trường thì luôn kín lịch học, kể cả cuối tuần hoặc thậm chí là dịp nghỉ hè của trẻ không bao giờ được chọn vẹn. Càng lớn lên, đồng nghĩa với áp lực học hành càng thêm lớn lao cho những kỳ thi chuyển cấp, thi đại học, thi tốt nghiệp. Cùng với đó là những kỳ vọng của phụ huynh đặt ra cho con mình ngày càng lớn khiến cho trẻ luôn thấy sợ hãi trong việc học tập, thi cử, trường lớp.

Áp lực thi cử

Một kết quả khảo sát trên thực tế, có đến gần 80% học sinh, sinh viên chỉ ngủ dưới 8 tiếng một ngày. Trong khi đó, với lứa tuổi dưới 18, giấc ngủ là rất quan trọng để phát triển cơ thể toàn diện nhất, về cả mặt tinh thần và thể chất. Rất nhiều trẻ em dù mới chỉ học lớp 6, lớp 7 đã phải thức đến 11 – 12h đêm để học bài, hôm sau lại dậy sớm từ 5 – 6h sáng để ôn tập. Đồng thời cũng có đến hơn 44% học sinh cho biết các em nói rằng từ rất lâu mình đã không được ngủ trưa.

Ở Việt Nam hiện nay, hầu hết việc học tập mới chỉ được đánh giá qua lý thuyết, tức là thể hiện trên mặt điểm số. Thế mạnh của mỗi người là khác nhau, có những người không giỏi toán nhưng lại giỏi văn; có những người không giỏi ghi nhớ, học tập nhưng lại có kỹ năng diễn giải rất tốt. Tuy nhiên phụ huynh thường chỉ nhìn qua điểm số để đánh giá năng lực của con, không chịu chấp nhận các năng lực, cố gắng của con. 

Một thực trạng đáng buồn và vẫn đang diễn ra chính là rất nhiều học sinh có xu hướng làm đau bản thân, sử dụng chất kích thích, đã từng hoặc đang có ý định tự tử. Trong những năm gần đây, báo chí đã đưa không ít các tin tức học sinh, sinh viên tự tử vì bị điểm kém, vì không vào được trường chuyên, vì không đậu đại học cũng bắt nguồn từ những áp lực học tập mà gia đình đề ra. Cho dù truyền thông đã đưa tin và cảnh báo rất nhiều về những vấn đề này nhưng thực trạng này vẫn đang tiếp tục tiếp diễn.

Hậu quả từ việc áp lực học tập:

Ai cũng biết mục đích của cha mẹ muốn con mình học thật tốt để có một tương lai sáng lạng phía trước là tốt, nhưng nhiều phụ huynh lại có xu hướng hành động với tư tưởng “có áp lực mới tạo kim cương” một cách rất khắt khe, cực đoan. Có những phụ huynh rất mong muốn con mình thực hiện được những giấc mơ, công việc còn đang dang dở trước đó của mình mà quên đi mất con cái của mình cũng có những hoài bão của riêng mình mà chính những hoài bão đó đang bị bào mòn dần từ việc nhiều phụ huynh đang không thực sự hiểu con mình thực sự mong muốn gì và không chịu lắng nghe.

Từ đó có thể biết, áp lực học tập của trẻ để lại rất nhiều hệ luỵ về cả thể chất lẫn tinh thần. Thậm chí, nó còn liên quan tới tính mạng, đặc biệt ở những trẻ có tâm lý mong manh, yếu ớt.

Hãy cùng chúng tôi, phân tích cụ thể hơn những ảnh hưởng từ áp lực học tập tới trẻ ngay dưới đây:

Ảnh hưởng đến sức khoẻ:

Nhiều học sinh phải học trên 10 tiếng/ngày đồng nghĩa với việc chỉ được ngủ dưới 8 tiếng/ngày. Đặc biệt là vào những đợt thi chuyển cấp, thi đại học, thi thành tích nói chung. Sẽ khiến trẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khoẻ cơ thể và tinh thần một thời gian dài. Kể cả đối với người lớn, khi không được ngủ đủ giấc sẽ trở nên suy nhược đi rất nhiều, thiếu sức sống cả ngày lẫn đêm, cơ thể không thể phát huy được đủ khả năng. 

Ảnh hưởng của áp lực học hành

Từ 9-11 giờ đêm là khoảng thời gian mà gan được thải độc. Việc thiếu ngủ, học quá sức sẽ khiến da dẻ bị sạm đen, tích tụ nhiều độc tố và đặc biệt tinh thần dễ bị suy kiệt một thời gian dài.

Về mặt sức khoẻ tâm lý: Trong trường hợp, trẻ bị thiếu ngủ trong một thời gian dài sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới trí nhớ của trẻ. Trẻ sẽ có xu hướng học tập chậm chạp và khó tiếp thu bài học hơn, luôn trong tình trạng lơ đãng. 

Xem thêm: Suy giảm trí nhớ ở học sinh – Nguyên nhân từ đâu?

Về mặt sức khoẻ thể chất: Nhiều nghiên cứu còn cho thấy, thiếu ngủ và ngủ muộn sẽ khiến trẻ bị béo phì gặp những vấn đề về tim mạch, huyết áp hoặc thậm chí làm tăng nguy cơ mắc ung thư. Rất nhiều nguy hiểm tiềm tàng từ việc học quá sức, thức khuya, thiếu ngủ đến từ việc áp lực học tập mà phụ huynh không thể lường trước được.

Ảnh hưởng đến các mối quan hệ trong gia đình:

Có thể thấy ở hầu hết các gia đình có cha mẹ luôn ép con học quá mức, đặt nặng vấn đề điểm số thường khó có thể tìm được tiếng nói chung giữa các thành viên trong gia đình. Bởi cha mẹ luôn không tôn trọng con, cho rằng con kém cỏi, không chấp nhận những nỗ lực con, luôn so sánh con với người khác. Trong khi đó người con luôn cảm thấy bị oan ức, cho rằng cho mẹ không thương mình, cảm thấy vô cùng áp lực và mệt mỏi khi về tới nhà.

Áp lực học hành ảnh hưởng tới mối quan hệ trong gia đình

Những tranh cãi thường xuyên xảy ra chỉ xoay quanh vấn đề học tập và điểm số khiến không khí gia đình luôn căng thẳng. Đặc biệt ở những trẻ đang trong độ tuổi dậy thì sẽ thường có xu hướng chống đối cha mẹ, muốn làm theo ý thích của bản thân, không muốn học tập. Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình ngày càng có xu hướng rạn nứt và trở thành một vết thương trong tâm hồn của trẻ nhỏ rất khó hàn gắn.

Không còn hứng thú với việc học tập:

Chán chường và mất hứng thú khi học tập là biểu hiện thường gặp nhất của áp lực học tập. Dần dần bạn sẽ đánh mất niềm vui, sự hào hứng khi đến trường và có tâm lý học tập để hoàn thành nhiệm vụ.

Kết quả học tập ngày càng sa sút:

Việc lúc nào cũng căng thẳng, lo lắng, bị áp lực và lo sợ sẽ khiến cho kết quả học tập của các em học sinh không được cải thiện hơn mà có chiều hướng sa sút đi và không đạt được những thành tích và điểm số như mong muốn.

Dấu hiệu bị áp lực (stress) trong học tập

Dấu hiệu trẻ đang bị áp lực trong học tập

Làm thế nào để giảm áp lực học tập là điều mà nhiều người quan tâm thắc mắc. Nhưng trước khi tìm hiểu điều đó, chúng ta cùng điểm qua một vài dấu hiệu chứng tỏ bản thân đang bị áp lực. Cụ thể là:

Cảm thấy bản thân vô giá trị

Ở lứa tuổi học sinh, sinh viên đang mang trong mình những niềm tin, hoài bão và khát vọng riêng cho mình, tâm lý muốn được thể hiện bản thân là điều dễ hiểu. Thế nhưng nếu, trẻ luôn có cảm giác bản thân mình vô dụng, không biết đam mê của mình là gì, thấy bản thân không làm được gì,… thì có khả năng cao là trẻ đang có dấu hiệu stress học tập đấy.

Buồn bực không rõ lý do

Trẻ buồn bực không có lý do có thể là dấu hiệu của áp lực trong học tập

Khi bị stress các trẻ sẽ có thêm các biểu hiện buồn, lo lắng, những chuyện đơn giản cũng khiến bản thân suy nghĩ và muộn phiền. Từ đó, trẻ dễ tự ngăn cách bản thân với thế giới bên ngoài. Mặt khác, một số trường hợp còn có biểu hiện tức giận, nổi khùng khi đối diện với một vấn đề nào đó. Điều này khác dễ hiểu bởi vì khi chịu áp lực từ kiến thức, học tập,… các bạn thường sẽ có xu hướng nổi giận để trút sự mệt mỏi, bực dọc của mình. Trường hợp nặng hơn sẽ xuất hiện nhiều hành động như la hét, đập phá, không kiểm soát được cảm xúc,…

Mất hứng thú với những đam mê của bản thân

Ở độ tuổi học sinh, sinh viên đều đang rất trẻ và có xu hướng theo đuổi đam mê, khám phá tìm tòi thỏa mãn bản thân. Khi trẻ bỗng nhiên cảm thấy mất hứng thú với mọi thứ kể cả đam mê của chính mình thì có thể tâm sinh lý các bạn đang gặp vấn đề. Đây chính là một trong những biểu hiện của áp lực học tập.

Thích ở một mình

Ai cũng muốn có một khoảng không gian riêng tư cho bản thân. Thế nhưng điều này sẽ không tốt nếu nó trở thành thói quen và tự tách mình khỏi xã hội, bạn bè, đời sống thường ngày. Đây chính là điều bất thường trong tâm lý của một thanh thiếu niên.

Những mẹo giúp trẻ giảm bớt stress trong quá trình học tập

Chắc hẳn, khi tìm hiểu về thực trạng và những hậu quả bên trên đã giúp phụ huynh hiểu thêm phần nào về những vấn đề mà con em mình đang phải đối mặt. Dưới đây là những mẹo giúp trẻ giảm bớt áp lực trong quá trình học tập có thể áp dụng ngay

Xem thêm: Tổng hợp những phương pháp điều trị Stress hiệu quả

Không học quá nhiều thứ cùng 1 lúc

Hãy biết khuyên nhủ cho con em học tập là quá trình lâu dài và bạn có thể học cả đời. Thế nên hãy lựa chọn và học tập những điều phù hợp, cần thiết cho bản thân trước. Đừng ôm đồm quá nhiều thứ cùng một lúc. Điều quan trọng nhất vẫn là đảm bảo được sức khỏe và hiệu quả học tập chứ không phải chạy theo số lượng trước mắt. Và cũng không nên đặt mục tiêu quá lớn lao và xa vời, bởi như thế vô tình bạn đã khiến bản thân chịu nhiều áp lực hơn.

Không nên học nhiều thứ cùng 1 lúc

Đây chính là cách giảm bớt áp lực trong học tập mà trẻ cũng có thể hoàn toàn chủ động và điều chỉnh phù hợp với bản thân. 

Sắp xếp thời gian học hợp lý

Lên kế hoạch thường nhật hay thời gian biểu mỗi ngày để có thể chủ động trong mọi công việc và học tập. Cách làm này vô cùng hiệu quả mà các bạn có thể áp dụng mỗi ngày. Khi thời gian học tập trở nên hợp lý bạn sẽ tránh được việc dồn một khối lượng kiến thức trong cùng một khoảng thời gian. Đồng thời bạn cũng sẽ sắp xếp được cho trẻ thời gian hợp lý để thư giãn nghỉ ngơi.

Không quá áp lực vào điểm số

Điểm số không phải là tất cả vì vậy hãy bớt quan trọng hóa số điểm của trẻ. Chỉ có như vậy mới là cách giảm áp lực trong học tập cho con em mình. Tất nhiên là trong các kì thi điểm số là yếu tố quan trọng nhưng hãy khuyên trẻ đừng quá đặt áp lực với những mục tiêu quá cao và xa. Hãy tạo cho con trẻ một tinh thần thật thoải mái và thể hiện bằng khả năng mình có là đã giúp trẻ thành công rồi đó. 

Giải trí đúng lúc

Cho trẻ giải trí đúng lúc để tránh bị áp lực từ học tập

Cuộc sống sẽ trở nên nhàm chán và vô cùng áp lực khi chỉ biết học và học. Những lúc như vậy hãy cho trẻ thả lỏng bản thân một chút bằng việc thư giãn đầu óc với những bản nhạc yêu thích, hay đi chơi, gặp gỡ bạn bè, hàn huyên chuyện trò. Những việc làm này sẽ phần nào giúp trẻ sớm lấy lại được tinh thần trong học tập.

Ăn uống đầy đủ, ngủ đúng giờ

Quan tâm đến sức khỏe của con trẻ là cách làm giảm áp lực học tập hiệu quả mà phụ huynh nhất định không thể bỏ qua. Ông cha đã dạy “Có thực mới vực được đạo” có ăn uống, có sức khỏe mới có thể hoạt động, học tập và làm việc hiệu quả. Không những thế khi cơ thể được bổ sung đủ đầy dinh dưỡng, năng lượng thì não bộ cũng sẽ làm việc tốt hơn, hiệu quả học tập chắc chắn cũng sẽ cao hơn.

Trẻ ăn ngủ đúng giờ giấc là một điều quan trọng

Nếu con trẻ đang cảm thấy quá áp lực trong học tập hay có những dấu hiệu cơ bản của stress trong học tập thì hãy áp dụng ngày các việc làm trên đây. Hy vọng với chia sẻ về cách giảm áp lực học tập ở trên sẽ thực sự hữu ích cho mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ hiện nay.

Chuyên gia tư vấn

    0981641461
    Liên hệ